Nếu yêu thích du lịch tâm linh và tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam, Bình Dương là địa điểm lý tưởng với nhiều ngôi đình, chùa và thiền viện cổ kính như chùa Thái Sơn núi Cậu, thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên, chùa Tổ Long Hưng, đình Bình Nhâm… Trong đó, đình Tân An được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, lưu giữ nhiều nét văn hóa và tín ngưỡng của người dân Nam Bộ.
Khám phá vài nét về đình Tân An
1.1 Địa chỉ của đình Tân An
Địa chỉ của đình Tân An: Khu phố 1, phường Tân An, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Đình Tân An còn được gọi là đình Bến Thế vì vị trí gần bến sông Bến Thế và chợ Bến Thế. Trước đây, đình được gọi là miếu Tương An do cấu trúc đơn giản ban đầu chỉ là một gian ngói nhỏ. Người Nam Bộ xưa cho rằng miếu là nơi thờ tự nhỏ bé nằm cạnh sông, trên đồi hoặc gần trục giao thông để thờ vong linh đã khuất.
Đình Tân An tọa lạc tại phường Tân An, tỉnh Bình Dương, là điểm nhấn nổi bật của khu vực. Ngôi đình giữ gìn giá trị lịch sử và nét đẹp tín ngưỡng, thể hiện qua các lễ hội cúng đình sôi nổi. Đây là nơi truyền lại và bảo tồn những nét sống cổ truyền và văn hóa dân tộc.
Đình Tân An là nơi lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống ngàn đời của ông cha ta.
1.2 Nguồn gốc hình thành đình Tân An
Đình Tân An được xây dựng vào năm 1820 bởi những cư dân đầu tiên đến sinh sống tại đây. Lúc ban đầu, đình chỉ là những gian nhà lá đơn sơ và được gọi là miếu Tương An, nơi thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh của 4 xã thuộc huyện Bình An xưa gồm xã Tương Bình, Tương An, Tương Hòa và Cầu Định. Khoảng 30 năm sau, tổ tiên dòng họ Nguyễn đã tái xây dựng đình với quy mô lớn hơn và hình dạng giống như ngày nay.
Ngày 19 tháng 11 năm Tự Đức thứ 21 (1869), vua Tự Đức đã ban sắc phong cho đình Tân An, công nhận ngôi đình và phong tước hiệu cho thần Thành Hoàng. Sắc phong được lưu giữ tại Nhà thờ dòng họ Nguyễn (nay là nhà ông Nguyễn Tri Quan). Theo sắc phong, vị thần chính được thờ trong đình là Tiền quân cơ Nguyễn Văn Thành, một đại thần của triều Nguyễn dưới thời vua Gia Long.
Thời điểm thích hợp để đến đình Tân An
Du khách có thể tham quan đình Tân An vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, nên đến vào giữa tháng 11 âm lịch khi lễ hội Kỳ yên diễn ra. Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều nghi thức truyền thống linh thiêng, hoạt động hát Bội hấp dẫn và hòa mình vào không khí lễ hội tưng bừng, náo nhiệt.
Khám phá những nét đặc sắc của đình Tân An
3.1 Chiêm ngưỡng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia
Tương tự như đình Vĩnh Phước hay những ngôi đình cổ xưa khác, đình Tân An mang lối kiến trúc hình chữ Tam, gọi là đình ba nóc, theo kiểu xuyên trính với hai mái, hai chái. Đình hoàn toàn làm từ gỗ sao, mái lợp ngói vây cá, thời gian trôi qua mái ngói phủ một lớp rêu phong tạo cảm giác cổ kính. Trên đình trang trí hình lưỡng long tranh châu, góc mái có hình cá chép hóa rồng và nền lát gạch tàu lục giác.
Đình Tân An rộng 50m, dài 70m, xây dựng trên diện tích hơn 10.000 m2. Nội thất như bàn thờ, tủ thờ, tấm hoành, cột gỗ, câu đối, bao lam đều làm từ gỗ quý và được các nghệ nhân chạm khắc tinh xảo với nhiều chủ đề khác nhau.
Lối kiến trúc tinh tế và độc đáo bên trong đình Tân An
Lễ hội cũng là cơ hội sinh hoạt văn hóa, phản ánh tính cách người dân Nam Bộ và sự tự chủ của cộng đồng. Đây là cách người dân bày tỏ lòng biết ơn với các vị Thần, Tiền Hiền, Hậu Hiền, và các anh hùng liệt sĩ bảo vệ quê hương.
3.3 Không gian thẩm mỹ của đình Tân An còn được tận dụng làm phim trường cổ trang, mang đến vẻ đẹp độc đáo và cuốn hút.
Đình Tân An không chỉ nổi tiếng bởi những giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng mà còn là một địa điểm du lịch tâm linh độc đáo vì vẫn giữ được nét cổ xưa, truyền thống cùng vẻ đẹp mộc mạc của vùng quê Nam Bộ. Những cổng đình cũ kĩ tại hai lối vào được bao quanh bởi bộ rễ gồ ghề của hai cây đa cổ thụ. Khuôn viên đình rộng rãi, thoáng đãng, phủ kín bởi nhiều cây cối lâu năm, tạo nên một khu rừng yên bình giữa khung cảnh thanh tĩnh. Đình Tân An đã trở thành bối cảnh cho nhiều bộ phim nổi tiếng như vó ngựa trời Nam, ván bài lật ngửa, đất phương Nam, Lục Vân Tiên…
Hình ảnh ấn tượng của đình Tân An
Đình Tân An được xây dựng cùng thời gian với quá trình khai hoang, lập ấp của người Việt cổ. Ảnh: anvietnam.net
Mái ngói phủ rêu mang vẻ đẹp cổ xưa. Ảnh: anvietnam.net
Bia đá ghi lại thông tin lịch sử của đình Tân An. Ảnh: anvietnam.net
Sân trước đình rộng rãi và thoáng đãng. Ảnh: anvietnam.net
Đình được xây bằng gỗ sao quý hiếm. Ảnh: anvietnam.net
Hình ảnh lưỡng long tranh châu trên mái đình. Ảnh: anvietnam.net
Khu thờ tự bên trong đình Tân An được thiết kế tinh tế và tỉ mỉ. Ảnh: anvietnam.net
Chiếc trống đình với hoa văn trang trí ấn tượng. Ảnh: anvietnam.net
Lễ hội Kỳ yên tại đình Tân An được tổ chức trang trọng với nhiều nghi thức truyền thống
Màn trình diễn hát Bội đặc sắc trong lễ hội Kỳ yên