Làng lụa Vạn Phúc là điểm đến lý tưởng cho những người muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa của lụa gấm ở Hà Nội. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết hơn về Làng lụa Vạn Phúc để bạn có cái nhìn mới về ngôi làng dệt lụa nổi tiếng nhất Việt Nam này.
Nếu bạn đã từng bị mê hoặc bởi vẻ đẹp mềm mại và tinh tế của những sợi lụa, thì chắc chắn bạn nên ghé thăm Làng lụa Vạn Phúc ít nhất một lần. Không chỉ là nơi nổi tiếng với nghề dệt lụa, đây còn là điểm đến du lịch hấp dẫn ở Hà Nội, với cả một thiên đường sống ảo đầy sáng tạo.
1. Làng lụa Vạn Phúc ở đâu? Hướng dẫn cách đi
- Địa chỉ: phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội 10km
Làng lụa Vạn Phúc ở Hà Đông, Hà Nội là một trong hơn 1.000 làng nghề truyền thống tồn tại ở Việt Nam, nơi được coi là nguồn gốc của nghề dệt lụa, với lịch sử hàng ngàn năm. Tại làng lụa Vạn Phúc, có gần 800 hộ gia đình sinh sống bằng nghề dệt lụa truyền thống.
Để đến được làng lụa Vạn Phúc, bạn có thể di chuyển bằng các phương tiện sau:
- Xe taxi: chỉ cần nói tài xế địa chỉ là làng lụa Vạn Phúc, bạn sẽ được đưa đến tận cổng làng. Đặc biệt, khi đi taxi, du khách có thể chọn hãng taxi XANH SM để có trải nghiệm tốt nhất trong hành trình.
Taxi XANH SM - hãng taxi hoạt động hoàn toàn bằng ô tô điện VinFast, là lựa chọn hàng đầu về dịch vụ taxi điện tại Việt Nam. Không chỉ mang lại trải nghiệm dịch vụ chất lượng, khách hàng còn đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải và bảo vệ môi trường.
Ở Hà Nội, XANH SM cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích như taxi tiêu chuẩn, taxi cao cấp và xe đưa đón sân bay, với giá chỉ từ 260.000VNĐ.
- Xe máy: từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể đi theo đường Lê Văn Lương hoặc đường Nguyễn Trãi tới bưu điện Hà Đông.
- Xe bus: các tuyến xe bus đến Làng lụa Vạn Phúc bao gồm số 3, 07, 14, 20c, 25, 26, 31,32, 36, 50, 55, 79.
2. Khám phá về lịch sử của làng lụa Vạn Phúc ở Hà Đông
Làng lụa Vạn Phúc, nổi tiếng là ngôi làng nghề ở Hà Nội, đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam vinh danh là “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn hoạt động đến ngày nay”.
Trước đây, Làng lụa Vạn Phúc được biết đến dưới cái tên Vạn Bảo, sau này, vì một số vấn đề pháp lý, làng đã được đổi tên thành Vạn Phúc. Vào năm 1931, lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu tiên tại hội chợ Marseille, đánh dấu sự xuất hiện của nó trên thị trường quốc tế. Các sản phẩm lụa từ Vạn Phúc đã gây ấn tượng mạnh mẽ đến người Pháp, được công nhận là loại lụa tinh xảo nhất vùng Đông Dương. Từ năm 1958, lụa Vạn Phúc bắt đầu xuất khẩu sang các nước Đông Âu và đến nay, vẫn là một trong những loại lụa được ưa chuộng trên toàn thế giới.
Mặc dù đã trải qua thời gian dài, nhưng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống và vị thế hàng đầu trong ngành dệt lụa Việt Nam.
3. Du lịch làng lụa Vạn Phúc có gì đặc biệt?
Làng lụa Vạn Phúc là điểm hội tụ giữa truyền thống và hiện đại, nơi bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những tấm lụa đẹp mắt mà còn có nhiều trải nghiệm thú vị cùng các điểm check-in độc đáo.
3.1. Khám phá Cổng làng lụa Vạn Phúc, hòa mình vào không gian truyền thống
Khi bước vào làng lụa Vạn Phúc, bạn sẽ bị ấn tượng ngay với kiến trúc độc đáo và ấn tượng của cổng chào. Cổng vào làng được xây dựng hoàn toàn bằng gạch đỏ, mang đậm nét truyền thống. Hình ảnh cổng chứa đựng ý nghĩa về sự uy nghi, vững chãi của cả làng, sẵn sàng vượt qua mọi thách thức để duy trì và phát triển làng nghề ngày càng mạnh mẽ hơn. Bên cạnh cổng chào là một bức bia đá lớn, với dòng chữ “Làng lụa Vạn Phúc” được khắc sâu trên bề mặt đá.
3.2. Con đường ô rực rỡ sắc màu - trải nghiệm sống ảo độc đáo
Trước khi bước vào khu vực bên trong làng lụa, bạn sẽ ngạc nhiên trước dải màu sắc tuyệt đẹp được tạo ra từ hàng ngàn chiếc ô nhỏ treo phía trên đầu, phủ kín con đường dài 100m. Con đường ô Vạn Phúc, dù mới ra mắt không lâu, đã thu hút rất nhiều du khách đến để check in.
3.3. Các cửa hàng lụa Vạn Phúc đích thực
Thăm các cửa hàng lụa, bạn sẽ được trải nghiệm trực tiếp những tấm lụa mềm mại, lấp lánh. Hoa văn trên các sản phẩm lụa ở đây đa dạng và sáng tạo từ bốn loại chủ đề cơ bản: thực vật, động vật, hình họa và đồ vật. Điều đặc biệt là các hoa văn được thiết kế đối xứng, tạo cảm giác thú vị và dễ chịu cho người sử dụng, điều này cũng đã tạo nên nét đặc trưng của lụa Vạn Phúc là sự đơn giản, phóng khoáng, không rườm rà.
Nguyên liệu chính để dệt thành các sản phẩm lụa Vạn Phúc là từ tơ tằm. Theo những chia sẻ từ các nghệ nhân, để có được sản phẩm tơ lụa hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ, người thợ phải thực hiện nhiều công đoạn, từ việc chế biến tơ, hồ sợi cho đến quá trình dệt, nhuộm và phơi căng,... và phải theo dõi cẩn thận suốt quá trình sản xuất. Trong các loại lụa truyền thống, lụa Vân là loại được ưa chuộng nhất.
Các cửa hàng bày bán lụa Vạn Phúc cung cấp đa dạng sản phẩm như tấm vải lụa, quần áo lụa, khăn lụa,… bạn có thể thoải mái lựa chọn món đồ ưa thích và mua làm quà tặng ý nghĩa.
3.4. Bức tường bích họa độc đáo
Ngoài con đường ô đẹp như tranh vẽ, làng Vạn Phúc còn có bức tường bích họa khá ấn tượng. Những hình ảnh độc đáo trên tường này được các cô giáo ở trường mầm non Vạn Phúc vẽ để tái hiện về hoạt động của làng nghề Vạn Phúc.
3.5. Lễ hội làng nghề lụa Vạn Phúc đặc sắc
Nếu bạn có cơ hội vào cuối năm, đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội làng nghề lụa Vạn Phúc, diễn ra từ ngày 8/11 đến 17/11. Lễ hội bao gồm 3 phần chính: phần lễ, hội và quảng bá. Trong thời gian này, làng lụa Vạn Phúc trở nên sống động và lộng lẫy với không khí rộn ràng và màu sắc đa dạng.
Nếu ban ngày, làng lụa thu hút với những dải lụa sặc sỡ, thì vào buổi tối, không gian này trở nên thần bí hơn khi ánh đèn vàng lung linh, phủ lên những sợi lụa, tạo nên cảnh đẹp đến ngẩn ngơ.
3.6. Đình làng Vạn Phúc linh thiêng
Ở trung tâm làng Vạn Phúc nằm một ngôi đình thiêng liêng, được gọi là đình Vạn Phúc, là nơi thờ Thành Hoàng làng, người đã có công 'Hộ nước – Giúp dân'. Đây là di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng ở Hà Nội, mang ý nghĩa đặc biệt đối với cộng đồng dân cư nơi đây.
4. Du lịch làng nghề dệt lụa Vạn Phúc ăn gì?
Ở gần làng lụa Vạn Phúc có nhiều nhà hàng, quán ăn phục vụ đa dạng các món ăn, từ ăn vặt tới món no đều có, sau khi tham quan làng nghề thú vị, bạn có thể thưởng thức các món ăn tại những địa điểm sau:
- San Hô Đỏ – Hải Sản Tươi Sống: số 26 Vạn Phúc
- Lẩu 1 Người: B7 63 Vạn Phúc
- Aki Tea – Trà Sữa & Đồ Ăn Vặt: số 19, ngõ 31, Vạn Phúc
- Định Hằng – Phở & Bún Các Loại: số 82 Vạn Phúc
- Tơ Thức – Đặc Sản Vịt: số 430 Vạn Phúc
Du lịch Hà Nội, ngoài việc khám phá các làng nghề truyền thống, bạn cũng không nên bỏ qua các điểm vui chơi giải trí thú vị như thủy cung Times City, khu vui chơi giáo dục hướng nghiệp VinKE dành cho trẻ em.
VinKE & Vinpearl Aquarium là điểm vui chơi được yêu thích, nằm trong TTTM Vincom Mega Mall Times City.
Tham quan thủy cung Times City, bạn sẽ được khám phá thế giới đại dương thu nhỏ, nơi sinh sống của hơn 30.000 cá thể sinh vật biển. Thủy cung được chia thành 3 khu vực, mỗi khu vực là một tầng sinh thái riêng, giúp bạn khám phá:
- Khu nước mặn: với đa dạng sinh vật biển và các chương trình biểu diễn đặc sắc như biểu diễn nàng tiên cá, hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.
- Khu nước ngọt: tái hiện rừng nguyên sinh của Amazon, đưa bạn vào thế giới huyền bí của các loài cá nước ngọt như cá hồng tượng đuôi đỏ, cá huyết long,...
- Khu hang động bò sát: tập trung các loài bò sát và sinh vật lưỡng cư như thằn lằn, trăn vàng, kỳ tôm, rồng đất, cùng các loài côn trùng như nhện hoa hồng, bọ cạp hoàng đế,...
Sau khi tham quan Thủy cung Times City, bạn có thể đưa bé đến VinKE. VinKE là khu vui chơi được nhiều phụ huynh yêu thích, xây dựng theo mô hình “chơi mà học”, tạo không gian lành mạnh để trẻ em trải nghiệm các trò chơi thú vị, mang lại giá trị giáo dục cao.
Mong rằng sau chuyến hành trình khám phá làng lụa Vạn Phúc, bạn sẽ tích luỹ thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời và thu thập cho mình những kiến thức hữu ích về nghề làm tơ lụa, đồng thời hiểu được lý do tại sao các sản phẩm từ đây lại được các chuyên gia đánh giá cao như vậy.