Làng rối nước Đào Thục đã tồn tại hơn 300 năm và là một trong những làng rối nước có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Đây là nơi sinh sống của nhiều nghệ nhân múa rối tài năng và cũng là nơi bảo tồn giá trị nghệ thuật rối nước truyền thống.
Các làng nghề truyền thống đang là điểm đến phổ biến của nhiều du khách khi thăm Hà Nội. Đặc biệt với những người yêu thích môn nghệ thuật rối nước, không thể bỏ qua làng rối nước Đào Thục - nơi được coi là “cái nôi của nghệ thuật múa rối nước truyền thống' của Việt Nam.
1. Bạn hiểu biết gì về nghệ thuật múa rối nước - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo, phản ánh sự sáng tạo đặc trưng của người Việt Nam. Không giống như múa rối thông thường, múa rối nước sử dụng mặt nước làm sân khấu. Thông qua việc sử dụng những con rối được làm thủ công, dưới sự điều khiển tinh tế của các nghệ nhân qua hệ thống sào, dây, nghệ thuật múa rối nước đã truyền tải và bảo tồn những giá trị văn hóa, tín ngưỡng và lịch sử của dân tộc.
Nghệ thuật Múa rối Nước đã được công nhận là Di sản Văn hoá Phi vật thể quốc gia với giá trị đặc biệt. (Nguồn: Sưu tầm)2. Làng Đào Thục - Hơn 300 năm gắn bó với nghề Múa rối Nước
Làng rối nước Đào Thục nằm cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 25km, dọc theo bờ đê sông Cà Lồ, thuộc xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đây là một ngôi làng nghề ở Hà Nội có tuổi đời hơn 300 năm liên quan chặt chẽ với nghề Múa rối Nước.
Thuỷ đình là địa điểm diễn ra những tiết mục rối nước đặc sắc của làng Đào Thục. (Nguồn: Sưu tầm)Làng nghề rối nước truyền thống này đã bắt đầu hình thành từ thời kỳ Hậu Lê. Lúc đó, trong làng có một người tên là Nguyễn Đăng Vinh, giữ chức vụ Nội giám dưới thời nhà Lê. Trải qua thời gian công tác, ông đã tiếp xúc với nhiều loại hình múa rối đặc sắc từ các phường rối trên khắp đất nước, sau đó ông đã tinh chế và truyền bá những giá trị nghệ thuật đó cho người dân trong làng. Sau khi ông qua đời, người dân đã tôn thờ ông và lập bia để tưởng nhớ và vinh danh công lao của vị tiền bối.
Các em nhỏ hồi hộp xem biểu diễn rối nước. (Nguồn: Sưu tầm)Trải qua hàng trăm năm biến động lịch sử, nghề rối nước ở làng Đào Thục đã từng bước phải đối mặt với nguy cơ mai một. Tuy nhiên, từ năm 1955, khi hoà bình trở lại miền Bắc và nhận được sự quan tâm từ Nhà nước cùng các cấp chính quyền, nghề múa rối nước ở làng Đào Thục mới có thể được bảo tồn cho đến ngày nay. Đặc biệt, nghề múa rối nước ở làng Đào Thục không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn được nhiều du khách quốc tế quan tâm và yêu thích.
3. Trải nghiệm gì khi đến làng rối nước Đào Thục?
Khi tham gia chuyến du lịch gần Hà Nội trong 1 ngày đến làng rối nước Đào Thục, bạn sẽ không hề thất vọng với nhiều trải nghiệm thú vị đang chờ đón bạn khám phá ở đây.
3.1. Khám phá buồng trò - hậu trường sau sân khấu múa rối nước
Hình ảnh các nghệ nhân điều khiển con rối trong buồng trò. (Nguồn: Sưu tầm)Nhiều người khi xem múa rối đều rất tò mò về hoạt động của các nghệ nhân múa rối nước phía sau màn sân khấu. Vậy thì không cần chần chừ gì nữa mà không đến làng Đào Thục, tham quan buồng trò để trò chuyện cùng các nghệ nhân, lắng nghe họ chia sẻ về những công việc hậu trường khó khăn như thế nào để tạo ra những màn trình diễn tuyệt vời như vậy.
3.2. Thách thức tự điều khiển con rối tại làng Đào Thục
Du khách trải nghiệm tự điều khiển con rối. (Nguồn: Sưu tầm)Không chỉ được tìm hiểu về các công đoạn hậu trường, du khách đến làng Đào Thục còn có cơ hội tự tay trải nghiệm điều khiển những con rối hay làm quân rối. Khác với các làng nghề múa rối khác, múa rối nước làng Đào Thục có thể cử động tiến, lùi, đi chéo hoặc cử động cả hai tay một cách nhịp nhàng và linh hoạt. Khi trực tiếp trải nghiệm, du khách cũng có thể thấy được sự khéo léo và tài năng của các nghệ nhân múa rối nước.
3.3. Trực tiếp thưởng thức biểu diễn tại phường múa rối nước của làng Đào Thục
Múa rối nước làng Đào Thục thu hút du khách với hơn 10 tiết mục. Đa phần là những vở rối truyền thống từ thời sơ khai, lấy cảm hứng từ cuộc sống hàng ngày của người nông dân như cấy lúa, chăn trâu, câu cá,... Bên cạnh đó, làng Đào Thục cũng có sự sáng tạo trong các vở kịch như: chiến thắng Điện Biên Phủ trong 12 ngày đêm, rước ảnh Bác Hồ,...
Thưởng thức những màn biểu diễn múa rối đặc sắc. (Nguồn: Sưu tầm)Những chuyển động tinh tế của con rối dưới sự điều khiển khéo léo của các nghệ nhân kết hợp với âm nhạc trầm bổng của diễn viên hát, nhạc công sẽ làm cho bạn mê mẩn không thể rời mắt.
3.4. Tham dự hội làng rối nước Đào Thục
Hằng năm, làng Đào Thục tổ chức 3 lễ hội chính bao gồm: Tết lại của làng (ngày 10 tháng Giêng), giỗ cụ tổ nghề Nguyễn Đăng Vinh (24/2 Âm lịch), lễ hội vào Đám (13/11 Âm lịch). Giống như các lễ hội khác ở Việt Nam, hội làng rối nước Đào Thục diễn ra sôi động với các màn trình diễn rối nước đặc sắc. Nếu có cơ hội tham dự vào những dịp này, bạn sẽ được tận hưởng không khí lễ hội sôi động cùng với người dân địa phương, mang lại cho bạn những trải nghiệm đáng nhớ.
4. Cẩm nang du lịch làng nghề rối nước Đào Thục
4.1. Hướng dẫn đường đi đến làng rối nước Đào Thục
Chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 25km, làng rối nước Đào Thục là một trong những điểm vui chơi cuối tuần ở Hà Nội lý tưởng. Nếu bạn đang dự định thăm làng này, bạn có thể tham khảo các lộ trình di chuyển dưới đây để có một chuyến đi thuận lợi nhất.
- Phương tiện tự lái: Ô tô, xe máy
Hướng 1: Từ trung tâm thành phố, đi qua cầu Chương Dương, tiếp tục trên đường Nguyễn Văn Cừ và Ngô Gia Tự. Đến cầu Đuống, rẽ trái theo hướng quốc lộ 3. Tiếp tục hành trình 20km đến cầu Phủ Lỗ. Từ đó, đi dọc theo triền đê sông Cà Lồ sẽ đến làng Đào Thục.
Hướng 2: Từ trung tâm thành phố, đi đến Võ Chí Công. Sau khi vượt qua cầu Nhật Tân, rẽ vào đường Lê Hữu Tựu. Tiếp tục đi thẳng dọc theo bờ đê sông Cà Lồ sẽ đến đích.
- Xe buýt
Du khách có thể lựa chọn xe buýt từ trung tâm thành phố, sau đó chuyển sang xe số 65 để đến Thuỵ Lâm, Trung Mầu. Từ bến xe Thuỵ Lâm, đi bộ khoảng 2km sẽ đến làng Đào Thục.
4.2. Khi nào là thời điểm biểu diễn của làng múa rối nước Đào Thục?
Không phải lúc nào làng rối nước Đào Thục cũng tổ chức biểu diễn, vì vậy để tránh tình trạng đến mà không có cơ hội thưởng thức múa rối nước, bạn nên liên hệ trước với các nghệ nhân để biết lịch biểu diễn. Có thể liên hệ với nghệ nhân Nguyễn Thế Nghị (SĐT: 0948451973) hoặc nghệ nhân Nguyễn Văn Phi (SĐT: 0989896167).
Ngoài làng nghề rối nước Đào Thục, Hà Nội còn nhiều làng nghề truyền thống khác như: làng gốm Bát Tràng, làng chuồn chuồn tre Thạch Xá, làng quạt Chàng Sơn, và nhiều điểm giải trí hấp dẫn khác như: Hồ Gươm, phố cổ Hà Nội, VinKE & Vinpearl Aquarium,... đều chờ đón bạn khám phá.
Trải nghiệm thú vị tại Vinpearl AquariumĐến thuỷ cung Times City Vinpearl Aquarium, bạn sẽ khám phá thế giới đại dương ngay giữa lòng Thủ đô với hơn 30.000 sinh vật biển và nhiều show diễn dưới nước hấp dẫn. Đặc biệt, tại VinKE, các bé còn được tham gia vào các trò chơi giáo dục đầy ý nghĩa, chắc chắn sẽ mang đến cho các em nhiều trải nghiệm thú vị.
Nghệ thuật múa rối nước đang là điểm đến được rất nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích và quan tâm. Nếu bạn muốn trải nghiệm và thưởng thức những tiết mục đặc sắc, đậm chất dân gian, hãy đến ngay làng rối nước Đào Thục. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có một chuyến đi vui vẻ và thuận lợi nhất.