Giới thiệu về lễ hội Ramưwan
1.1 Nguồn gốc của lễ hội Ramưwan
Người Chăm sinh sống tại tỉnh Ninh Thuận theo ba tôn giáo chính: cộng đồng người Chăm Ahier theo đạo Bàlamôn, cộng đồng người Chăm Awal theo Hồi giáo Bàni và cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo Islam. Với sự đa dạng tín ngưỡng này, mỗi cộng đồng có những phong tục riêng, trong đó lễ hội Kate Ninh Thuận là biểu tượng của người Chăm Bàlamôn, trong khi lễ hội Ramưwan đặc trưng cho người Chăm Bàni và Islam.

Lễ hội Ramưwan là một trong những lễ hội truyền thống, thể hiện tín ngưỡng của người Chăm Bàni.

Người Chăm tổ chức lễ hội Ramưwan với sự trang trọng và lòng thành kính.
So với lễ Ramadan của cộng đồng Hồi giáo ở các quốc gia khác, điểm đặc biệt của người Chăm Bàni là việc tổ chức lễ tảo mộ và cúng gia tiên trước khi bắt đầu lễ chay niệm chính thức. Do đó, lễ hội Ramưwan của người Chăm Bàni bao gồm 3 phần chính: lễ tảo mộ, lễ cúng gia tiên và lễ chay niệm.
1.3 Thời điểm tổ chức lễ hội Ramưwan
Lễ tảo mộ là phần đầu tiên của lễ hội Ramưwan, diễn ra vào cuối tháng 8 âm lịch. Lễ chay niệm bắt đầu từ ngày 1/9 trong các chùa hoặc đền thờ và kéo dài suốt một tháng.
Những nghi lễ trong lễ hội Ramưwan
2.1 Chuẩn bị cho lễ tảo mộ của người Chăm Hồi Giáo ở Ninh Thuận
Vì lễ hội Ramưwan kết hợp giữa nghi lễ truyền thống và tín ngưỡng Hồi giáo, nên vẫn giữ nguyên các nghi thức quen thuộc của người Chăm như lễ cúng gia tiên, cúng gạo và cúng thần linh. Sau phần lễ, có một phần hội với các tiết mục biểu diễn nghệ thuật và trò chơi dân gian để phục vụ du lịch.

Lễ hội được tổ chức ngoài trời, dưới ánh nắng chói chang và trong bầu không khí trang nghiêm.

Chủ lễ đại diện cộng đồng người Chăm đang chuẩn bị nghi lễ tảo mộ

Rất nhiều người Chăm xa xứ sẽ quay về tham gia lễ hội Ramưwan cùng gia đình.
Tuyết Trịnh
Tham khảo: Tổng hợp