1. Khái niệm
Sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mồng gà, là 1 trong 8 bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục với độ nguy hiểm cao và tốc độ lan nhanh do một loại virus có tên Human Papilloma (HPV) gây ra. Đây là một dạng virus ADN, có tính độc lập, chỉ xâm nhập và gây bệnh ở vị trí niêm mạc và da trên cơ thể người, không gây bệnh trên các cơ quan khác như máu, cơ, xương. Chúng tạo thành các u nhú giống như mào gà trên cơ thể của cả nam và nữ.
Virus Human Papilloma gây ra căn bệnh xã hội mộng gà nguy hiểm
Nếu không kiểm soát và điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể lan rộng trong cộng đồng và dễ lây nhiễm. Do đó, nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị, bệnh có thể tiến triển thành ung thư, và người mắc bệnh có thể phải chịu ảnh hưởng suốt đời.
2. Phân loại
Tùy thuộc vào vị trí gây bệnh khác nhau mà căn bệnh mồng gà được phân loại thành các dạng:
Mụn cóc sinh dục
Bệnh xuất hiện ở cơ quan sinh dục, còn được biết đến với tên gọi là mụn cóc sinh dục. Ở phụ nữ, các nốt sần có thể xuất hiện trên môi lớn, môi nhỏ, hoặc âm đạo, trong khi ở nam giới, chúng thường mọc ở dương vật hoặc bao quy đầu. Quan hệ tình dục không an toàn là cách chính để bệnh lây lan. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản, gây vô sinh, hiếm muộn, cũng như tăng nguy cơ mắc ung thư dương vật, ung thư âm đạo,...
Bệnh mồng gà hậu môn
Khi virus xâm nhập vào vùng niêm mạc ở hậu môn, nó sẽ gây ra các nốt sần có màu nâu sẫm, giống hệt như mào gà hoặc các loại mụn cóc khác. Nhiều người có thể nhầm lẫn dấu hiệu này với triệu chứng của bệnh trĩ. Do đó, việc tự ý mua thuốc hoặc sử dụng các biện pháp dân gian có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thông thường, Sùi mào gà ở hậu môn lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc việc sử dụng chung đồ lót hay quần áo cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm virus cho người khác.
Bệnh mồng gà miệng
Trong trường hợp này, người bệnh sẽ nhận thấy các vùng màu trắng xuất hiện trong miệng, vòm họng, hoặc lưỡi,... gây ra cảm giác đau đớn mỗi khi tiếp xúc như nói chuyện, nuốt nước bọt, và gặp khó khăn khi ăn uống.
Đối với những người có thói quen quan hệ tình dục bằng miệng, có thể gây ra nguy cơ nhiễm virus. Thậm chí, việc hôn người mắc bệnh sùi mào gà ở miệng cũng có thể dẫn đến việc bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng cũng có thể là nguyên nhân lây nhiễm.
3. Những nguy cơ có thể xảy ra và cách phòng tránh bệnh sùi mào gà
Những nguy hại của căn bệnh này không phải là không đáng kể khi mà chúng có thể gây ra nhiều vấn đề, bao gồm:
Không chỉ vậy, căn bệnh này còn được gọi là bệnh nguy hiểm của xã hội bởi những tác động mà nó gây ra bao gồm:
-
Có thể gây nguy cơ đến việc sinh con do có tới 13 trong số 150 loại virus Human Papilloma có khả năng gây ra các rối loạn sinh sản. Điều này còn có thể đe dọa đến tính mạng của người mắc bệnh, tăng nguy cơ mắc các loại ung thư bộ phận sinh sản như ung thư âm đạo, dương vật, vòm họng, lưỡi,...
-
Tăng khả năng lan truyền các bệnh xã hội khác như HIV, giang mai, mụn rộp,...
-
Căn bệnh này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra những vấn đề tâm sinh lý, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày, đặc biệt là về chuyện phòng the của các cặp vợ chồng.
Khi một trong hai trong cặp vợ chồng mắc phải căn bệnh mồng gà, điều này có thể gây ra nhiều tác động đến cuộc sống gia đình, đặc biệt là trong mối quan hệ tình dục
-
Sau 6 tháng điều trị, khả năng tái nhiễm cao do sức đề kháng của người bệnh giảm hoặc vấn đề vệ sinh không được chú ý, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.
-
Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà, nếu không có phương pháp điều trị đúng đắn có thể dẫn đến sinh non, sẩy thai hoặc lây bệnh cho thai nhi.
Cách phòng bệnh
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà cho bản thân hoặc những người thân yêu xung quanh, bạn cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau:
-
Tránh quan hệ tình dục với người lạ hoặc người mắc bệnh mồng gà.
-
Không sử dụng chung bất kỳ đồ dùng cá nhân nào với người bị hoặc từng bị bệnh.
-
Thực hiện biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục, vệ sinh sạch sẽ trước và sau quan hệ bằng nước ấm.
-
Tránh mang thai nếu có quan hệ với người mắc bệnh hoặc phụ nữ đang mắc bệnh để giảm nguy cơ cho mẹ và thai nhi.
-
Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại dung dịch vệ sinh hoặc các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Nếu phải truyền máu, hãy chú ý đến chất lượng máu đã được kiểm định bởi bác sĩ, không bao giờ truyền nếu không đảm bảo an toàn cho bản thân.
-
Dùng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường luyện tập thể chất để tăng sức đề kháng của hệ miễn dịch đối phó với các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,...
4. Điều trị
Các biện pháp điều trị cho sùi mào gà mà y học đang áp dụng bao gồm:
Thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến từ xưa đến nay. Có nhiều loại thuốc điều trị bệnh sùi mào gà, có thể uống, tiêm để tiêu diệt virus từ bên trong hoặc dung dịch bôi để loại bỏ sự tấn công từ bên ngoài. Một số trường hợp có thể sử dụng cả hai để tăng hiệu quả điều trị.
Chấm Axid
Chấm axid cũng là một biện pháp bôi ngoài được sử dụng để trị các nốt sần nhỏ, mới xuất hiện. Dung dịch axit thường sử dụng gồm Axid Trichloaxetic (80 - 90%) hoặc Podophyllin (20 - 25%). Sau khi được thấm axit, các nốt sần sẽ khô và tự rụng. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng cho các vùng như miệng, mắt.
Phương pháp đốt laser hoặc đốt điện
Sử dụng dòng điện cao tần hoặc sóng laser để loại bỏ các u nhú là phương pháp mới được áp dụng trong điều trị bệnh mồng gà trong những năm gần đây. Mặc dù có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả, nhưng các phương pháp này có thể gây đau đớn cho bệnh nhân và để lại sẹo.
ALA - PDT
Đây có thể coi là phương pháp hiện đại nhất cho đến thời điểm hiện tại trong điều trị bệnh sùi mào gà. Sử dụng tia huỳnh quang cho phép khả năng xâm lấn tối thiểu vào các cơ quan trong cơ thể, nên kể cả với các nốt sần ở các vị trí như vòm họng, âm đạo,... đều có thể được loại bỏ dễ dàng mà không gây đau.
Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh cụ thể, các bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp nhất