Tổng quan về người Cờ Lao ở Hà Giang
1.1 Nơi cư trú chính của người Cờ Lao ở Hà Giang là đâu?
Người Cờ Lao ở Hà Giang là một dân tộc thiểu số tại Việt Nam, còn được biết đến với các tên gọi khác như Tứ Đư, Ho Ki, Voa Đề. Họ đã di cư và định cư tại Việt Nam khoảng 150 - 200 năm trước và hiện được phân thành các nhóm địa phương như Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Đỏ, với tổng số dân chưa đến 3.000 người.
Dân cư chủ yếu sinh sống tại vùng núi đá tai mèo, mỗi thôn chỉ có khoảng 20 gia đình. Ngôi nhà của người Cờ Lao ở Hà Giang thường được xây dựng từ gỗ hoặc đất, lợp bằng ngói âm dương mà không có mái chái. Thường là nhà ba gian hai trái, mái lợp bằng cỏ gianh hoặc các ống vầu, nứa được bổ đôi đập tạo thành mặt phẳng. Người Cờ Lao Đỏ xây nhà trình tường giống như kiểu nhà của người Pu Péo, với tường nhà làm bằng đất sét đập mịn. Hàng ngày, họ phải mang nước về nhà, ở vùng núi đất họ sử dụng máng để dẫn nước về đến tận nhà. Phòng sau của nhà thường được chọn làm nơi thờ cúng, phòng trước là khu vực ăn uống. Trên bàn thờ, họ đặt các bát hương thờ tổ tiên từ đời thứ 3 hoặc thứ 4. Mỗi năm, khi giết lợn ăn tết, họ thường treo các mảnh xương hàm lên bàn thờ.
Hình ảnh của người Cờ Lao ở Hà Giang khi mặc trang phục truyền thống
Trong những dịp lễ lớn, phong tục của người dân tộc yêu cầu phải chuẩn bị một mâm cúng đặt cho đất và trời.
Đời sống tâm linh của người Cờ Lao ở Hà Giang
Trong lĩnh vực tâm linh, người Cờ Lao ở Hà Giang thực hiện nhiều nghi lễ như: lễ đặt tên, lễ trưởng thành, lễ hỏi, lễ cưới và đám tang. Trong đó, lễ trưởng thành có ý nghĩa quan trọng nhất đối với nhiều thanh niên Cờ Lao. Sau lễ trưởng thành, người con trai Cờ Lao được cộng đồng công nhận đã đủ trưởng thành để làm chủ gia đình, làm lao động chính để nuôi sống gia đình. Lễ đặt tên cho người trưởng thành cũng là một dấu mốc quan trọng. Ngoài các nghi lễ truyền thống, người dân còn có các điệu nhảy dân ca thể hiện niềm vui.
Trang phục của người Cờ Lao ở Hà Giang
Khi đến bản làng của người Cờ Lao, bạn sẽ khó phân biệt được các đặc điểm riêng của các đàn ông ở đây, vì hầu hết các trang phục họ mặc đều giống nhau, bao gồm quần đen, áo xẻ ngực, và 4 túi... Riêng trang phục cho phụ nữ có chút khác biệt. Nhiều phụ nữ Cờ Lao thích mặc quần kết hợp với áo dài, áo phải là áo xẻ tà, cổ đứng cài cúc bên nách phải. Áo dài thường dài tới đầu gối, được trang trí với những dải vải đa màu ở ống tay và phần trên của ngực áo.
Những đứa trẻ trong những bộ trang phục sặc sỡ
Phong tục cưới hỏi của người Cờ Lao ở Hà Giang
Người Cờ Lao rất coi trọng hôn nhân hạnh phúc, luôn tuân thủ nguyên tắc một vợ một chồng. Dù là qua sự sắp đặt từ gia đình hay tự nguyện kết hôn, người Cờ Lao hiếm khi ly hôn. Đối với họ, hôn nhân là một mối liên kết vững chắc qua nhiều thế hệ. Trẻ em sinh ra và lớn lên trong một môi trường gia đình và xã hội mà các phong tục và tập quán được tuân theo một cách nghiêm ngặt, từ đó, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc qua các thế hệ.
Cảnh đẹp của núi non cheo leo
Tôn giáo của người Cờ Lao
Tôn giáo của người Cờ Lao có những điểm đặc biệt. Theo họ, chỉ có con người, gia súc và lúa ngô mới có linh hồn. Mỗi cá thể được cho là có 3 linh hồn, và linh hồn mạnh mẽ hay yếu đuối khi rời khỏi thể xác là biểu hiện của cái chết. Họ tin rằng để linh hồn được đưa đến với tổ tiên, không chỉ cần tổ chức đám tang mà còn cần lễ ma khô.
Dù ở tuổi nào, những người phụ nữ này vẫn phải tuân theo tập tục của dân tộc họ
Văn hóa dân gian của người Cờ Lao ở Hà Giang đang được nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển một cách tổ chức hơn. Khi bạn có cơ hội ghé thăm Hà Giang, hãy trải nghiệm văn hóa độc đáo của người dân nơi đây và thách thức những con đường đèo nổi tiếng như Đèo Mã Pí Lèng, Dốc Thẩm Mã nhé!
Uyên Phạm
Nguồn: Tổng hợp