1. Cao huyết áp là gì?
Huyết áp là chỉ số thể hiện áp lực máu tác động lên thành động mạch, áp lực này là cần thiết để máu được tuần hoàn đều đặn khắp cơ thể. Tuy nhiên cao huyết áp lại làm tăng áp lực cho tim, là căn nguyên của nhiều biến chứng nghiêm trọng như: suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não,…
Tỷ lệ tăng huyết áp ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động
Tình trạng mắc bệnh cao huyết áp đang đạt mức đáng báo động, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển. Ở Việt Nam, theo thống kê, mỗi 5 người trưởng thành có 1 người mắc cao huyết áp. Với nguy cơ này, nhiều người tự tìm hiểu nguyên nhân gây tăng huyết áp và biện pháp phòng ngừa.
2. Nguyên nhân gây tăng huyết áp
Bệnh này có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, ở một số người, nguyên nhân gây ra cao huyết áp không được xác định, do đó việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh cũng gặp nhiều khó khăn.
Dựa vào nguyên nhân, cao huyết áp cũng được phân loại thành các loại sau:
2.1. Tăng huyết áp không căn cứ
Tình trạng tăng huyết áp không căn cứ chiếm đến 90 - 95% số ca mắc bệnh, do nguyên nhân không được xác định chính xác nên việc điều trị và kiểm soát huyết áp trở nên khó khăn hơn. Đặc điểm của bệnh là tiến triển một cách lặng lẽ, biến chứng diễn ra từ từ. Nếu không được điều trị đúng cách và đầy đủ, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
Tăng huyết áp không căn cứ chiếm đến 90 - 95% số ca mắc bệnh
Mặc dù nguyên nhân không được xác định nhưng một số yếu tố sau đây có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp
Sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn và cafein
Chuyên gia khuyên mỗi người chỉ nên uống đủ lượng các thức uống này mỗi ngày. Với cafein, lượng tiêu thụ khuyến cáo mỗi ngày là dưới 30 mg, tương đương với 2 - 3 ly cà phê. Với rượu, phụ nữ nên giới hạn 1 ly/ngày và nam giới là dưới 2 ly mỗi ngày.
Thói quen ăn uống không hợp lý
Những thực phẩm sau đây có hàm lượng Tyramine cao cũng góp phần làm tăng huyết áp, đặc biệt là khi tương tác với một số loại thuốc điều trị: sản phẩm từ đậu nành, thịt ướp muối, phô mai,… Ngoài ra, cần cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng, nên ưu tiên thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên hơn.
Yếu tố di truyền
Thực tế tình trạng tăng huyết áp có yếu tố di truyền, có nghĩa là người có tiền sử gia đình mắc bệnh, có thể là bố, mẹ hoặc anh chị em thì nguy cơ tăng huyết áp cũng cao hơn so với người không có tiền sử.
Giới tính
Nam giới được xem là có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn phụ nữ, tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc vào độ tuổi và các thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng,…
Tăng huyết áp thứ phát là kết quả của một bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe cụ thể
2.2. Tăng huyết áp thứ phát
Đây là tình trạng tăng huyết áp do ảnh hưởng của các bệnh lý khác. Tỉ lệ này khá thấp, chỉ khoảng 10% bệnh nhân cao huyết áp thuộc nhóm này.
So với tăng huyết áp không căn cứ, mặc dù nguyên nhân rõ ràng nhưng tăng huyết áp thứ phát thường do các bệnh lý có tổn thương khó điều trị hoàn toàn. Điều trị thường kết hợp điều trị gốc nguyên nhân và kiểm soát huyết áp, giúp phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như: suy thận, đột quỵ, bệnh tim mạch,…
Cụ thể, tăng huyết áp thứ phát thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
Bệnh lý ở thận
Các bệnh lý ở thận, đặc biệt là bệnh thận mãn tính, gây tổn thương mô thận và thường dẫn đến tăng áp lực máu. Thận cũng là cơ quan đặc biệt có chức năng kiểm soát huyết áp nhờ cơ chế sau:
-
Khi máu đi qua thận, các tế bào thực hiện kiểm tra huyết áp cơ bản.
-
Thận nhận thông tin về chỉ số huyết áp để điều chỉnh lượng hormone renin phù hợp.
-
Hormone này quyết định sản xuất 2 nội tiết tố aldosterone và angiotensin ảnh hưởng đến việc điều chỉnh huyết áp.
-
Các bệnh lý ở thận, đặc biệt là bệnh thận mãn tính, thường ảnh hưởng đến chức năng này, làm tăng nguy cơ tình trạng tăng huyết áp khó kiểm soát.
Rối loạn một số hormone có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp
Bệnh lý tuyến giáp
Tuyến giáp là nơi sản xuất ra nhiều loại hormone cần thiết cho cơ thể, bao gồm cả những hormone có vai trò trong việc kiểm soát huyết áp. Vì vậy, các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như cường giáp, suy giáp,… có thể gây ra sự thay đổi áp lực máu do giảm hoặc tăng quá mức một số loại hormone liên quan.
Cơ chế này cũng giải thích tình trạng tăng huyết áp do căng thẳng tinh thần kéo dài. Lúc này, cơ thể sản xuất nhiều hormone adrenaline hơn, tăng nhu cầu về oxy và dinh dưỡng tạm thời, tim phải bơm nhiều máu đến các cơ quan hơn, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp đột ngột.
Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là một nguyên nhân tiềm ẩn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có tình trạng tăng huyết áp.
2.3. Tăng huyết áp trong thai kỳ
Khoảng 5 - 10% phụ nữ mang thai gặp tình trạng tăng huyết áp thai kỳ, do sự biến đổi hormone và nội tiết tố trong cơ thể. Nếu áp lực máu trong thai kỳ được kiểm soát tốt thì không gây nguy hiểm, nhưng cần phải theo dõi để phòng tránh các biến chứng như: tiền sản giật, sinh non, sinh con thiếu cân,…
2.4. Tăng huyết áp do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp đột ngột bao gồm:
-
Thuốc chống viêm không kê toa như Aleve, Advil,…
-
Thuốc điều trị bệnh mũi.
-
Thuốc tránh thai dạng uống.
-
Thuốc điều trị rối loạn tâm thần.
-
Thuốc ức chế hệ miễn dịch.
-
Thuốc hóa trị ung thư,...
Lạm dụng thuốc và thực phẩm chức năng có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Đối với những người có nguy cơ cao huyết áp hoặc biến chứng, bác sĩ có thể xem xét việc chọn thuốc thay thế thích hợp.
Để phòng ngừa những nguyên nhân gây ra tăng huyết áp, chúng ta nên tự chủ động thực hiện các biện pháp tại nhà như: duy trì trọng lượng cơ thể ổn định, tránh uống rượu, hạn chế tiêu thụ muối, thường xuyên tập thể dục và cẩn thận khi sử dụng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung dinh dưỡng,…