1. Các triệu chứng và nguyên nhân của việc mắc dị ứng thời tiết
Để phát hiện sớm và áp dụng phác đồ điều trị hiệu quả cho việc mắc dị ứng da, việc xác định được các triệu chứng và nguyên nhân của việc mắc phải dị ứng thời tiết là vô cùng quan trọng.
Triệu chứng của dị ứng thời tiết
Thường thì, những người mắc dị ứng thời tiết sẽ có các dấu hiệu sau:
-
Da thường xuất hiện các vết đỏ, có thể đi kèm với cảm giác ngứa khi tiếp xúc bất thường với nhiệt độ. Biểu hiện này thường xuất hiện rõ ràng nhất ở vùng da của bàn tay, bàn chân, cổ,...
-
Khi tình trạng bệnh nặng hơn, da có thể sưng phù nặng và trở nên đỏ đỏ và nổi mẩn.
-
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nên nặng hơn, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng với các triệu chứng như: mất ý thức, khó thở, huyết áp không ổn định,...
-
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể phải đối mặt với các triệu chứng liên quan đến viêm đường hô hấp như: sổ mũi, hắt hơi, ho khan, cảm giác mệt mỏi,...
Dị ứng thời tiết là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt là ở những người có cơ địa nhạy cảm
Nguyên nhân gây ra dị ứng thời tiết
Lý giải tại sao bị dị ứng thời tiết, các bác sĩ cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn hệ miễn dịch. Thời tiết thay đổi bất thường dễ dàng khiến cơ thể tạo ra các kháng thể và chất hóa học để chống lại tác nhân bên ngoài. Đặc biệt, việc sản sinh Histamin (một phần quan trọng của hệ miễn dịch) sẽ gây ra các phản ứng dị ứng thời tiết.
Một số nghiên cứu khác cho thấy dị ứng thời tiết còn do thay đổi cấu trúc da, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh. Khi độ ẩm cao, da sẽ hạn chế tiết mồ hôi và bã nhờn, dẫn đến lớp sừng mất nước, gây khô da, thậm chí có thể gây các bệnh lý như: ngứa, nổi mẩn, mề đay,...
Ngoài các nguyên nhân trên, dị ứng thời tiết sẽ có nguy cơ cao hơn nếu người bệnh thuộc một trong ba nhóm sau:
-
Cơ địa bẩm sinh nhạy cảm, dễ bị dị ứng.
-
Có tiền sử mắc các bệnh như: hen suyễn, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng.
-
Thường xuyên làm việc, sinh hoạt trong môi trường bất lợi khi thời tiết thay đổi như: ô nhiễm, bụi bẩn, khí độc hóa học,...
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.
2. Phương pháp điều trị dị ứng thời tiết
Hiểu rõ lý do tại sao bị dị ứng thời tiết là yếu tố quan trọng giúp mỗi người tìm ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả. Hiện nay, việc điều trị dị ứng thời tiết chủ yếu được thực hiện bằng các phương pháp điều trị nội khoa sử dụng thuốc. Để đạt kết quả tốt nhất, quá trình này nên được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa sau khi đã thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng.
Một số nhóm thuốc thường được sử dụng gồm:
-
Nhóm thuốc kháng Histamin, dùng cho các trường hợp nhẹ như: Cetirizine, Loratadin,...
-
Đối với trường hợp dị ứng nặng với hiện tượng nổi mề đay nhiều, bác sĩ có thể kê thuốc kháng thụ thể H2 như: Cimetidine hoặc kết hợp giữa nhóm Histamin và Doxepin.
-
Khi dị ứng thời tiết nghiêm trọng, xuất hiện mề đay kèm phù mạch, bệnh nhân có thể được kê Prednisolone để kiểm soát triệu chứng.
-
Để duy trì và hạn chế nguy cơ tái phát, bác sĩ có thể chỉ định dùng Corticoid trong một thời gian nhất định. Lưu ý, đây là nhóm thuốc kê đơn, không tự ý sử dụng để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Bác sĩ tiến hành thăm khám để xác định lý do gây dị ứng thời tiết
3. Hướng dẫn chế độ sinh hoạt cho người bị dị ứng thời tiết
Như đã nêu, dị ứng thời tiết thường do các yếu tố bên ngoài. Việc điều trị chủ yếu giúp kiểm soát và giảm triệu chứng, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm. Để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả và phòng ngừa tái phát, cần lưu ý:
-
Người có cơ địa nhạy cảm cần theo dõi dự báo thời tiết để chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh ảnh hưởng khi thời tiết thay đổi.
-
Khi trời lạnh, giữ ấm bằng áo ấm, khăn choàng cổ, nước ấm, trà gừng,...
-
Khi có biểu hiện dị ứng, nên mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để tránh tắc nghẽn lỗ chân lông, làm nặng thêm triệu chứng.
-
Người bị viêm mũi nên đeo khẩu trang phù hợp khi ra ngoài, tránh khẩu trang có bụi vải cao.
-
Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn nhiều rau xanh và Vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
-
Uống đủ nước và tập luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức khỏe.
-
Tránh sử dụng thuốc lá, chất kích thích và đồ uống có cồn.
-
Hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, chất tạo mùi hóa học,...
-
Khi da bị ngứa, đỏ, rát, không nên gãi hoặc tác động mạnh để tránh nhiễm trùng.
-
Kiểm soát việc tiêu thụ các thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, hải sản, đồ cay nóng, thực phẩm lạnh,...
Vitamin C có trong thực phẩm giúp cải thiện sức đề kháng và hạn chế bệnh tật