1. Nhói tim là biểu hiện của bệnh gì?
Cảm giác đau nhói ở vùng tim một cách bất thường chỉ diễn ra trong vài giây và không thường xuyên có thể là do nhiều nguyên nhân, và đây là dấu hiệu cảnh báo về tổn thương ở tim và một số bệnh lý khác.
Đau nhói tim do vận động mạnh
1.1. Nhói tim không phải do bệnh lý
Một số trường hợp cảm thấy đau nhói ở tim nhưng không phải do tổn thương ở tim mạch gây ra, như:
-
Cơn đau nhói ở tim chỉ kéo dài khoảng 30 giây và chỉ thỉnh thoảng xảy ra. Nếu bạn thở đều và nghỉ ngơi, cơn đau sẽ giảm dần.
-
Một số trường hợp tập thể dục quá mức, như vận động viên, người tập gym hoặc lao động cường độ cao, cũng có thể gây ra cảm giác đau nhói ở tim.
-
Một số người có thể cảm thấy đau nhói ở tim sau khi ăn quá nhiều.
Những trường hợp cảm thấy đau nhói ở tim không thường xuyên, không kéo dài và có thể hồi phục nhanh chóng khi nghỉ ngơi không đáng lo lắng.
1.2. Nhói tim do bệnh lý
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau nhói ở tim, đừng xem thường vì điều này có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm và cần được xử lý sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy đau nhói tim là dấu hiệu của bệnh gì:
-
Bệnh nhân mắc phải rối loạn thần kinh tim
“Thần kinh tim” hay còn được gọi là “hệ thần kinh thực vật” đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của các cơ quan như tim, nhịp tim, huyết áp, mạch máu, dạ dày, gan, bàng quang, thận,... Khi hệ thần kinh thực vật này bị rối loạn, sẽ gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh, hồi hộp, chóng mặt, đau nhói ở tim hoặc ngực,… Bên cạnh đó, bệnh nhân còn cảm thấy mệt mỏi.
Đau nhói tim do viêm sụn sườn
-
Viêm sụn sườn hoặc viêm dây thần kinh liên sườn
Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh có thể cảm nhận đau tức ở vùng ngực do viêm các khớp nối sụn xương sườn với xương ức. Tình trạng viêm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí. Đau sẽ tăng lên khi vận động mạnh và thường tự khỏi sau vài ngày. Một số trường hợp nghiêm trọng cần phải thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
-
Mắc các bệnh lý về tim
Tình trạng đau nhói ở tim có thể là do mắc phải một số bệnh lý về tim như viêm màng ngoài tim, hẹp van tim, hoặc nhồi máu, thiếu máu cơ tim,…
Không phải mọi đau ở tim đều do bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý một số dấu hiệu nguy hiểm sau:
Cảm giác đau nhói và bị bóp nghẹt ở giữa ngực kéo dài khoảng 30 phút, không giảm khi nghỉ ngơi có thể là do thiếu máu cơ tim. Đau có thể lan xuống tay trái, lưng, thượng vị,... nguyên nhân thường là do thiếu máu cơ tim. Những cơn đau nhói liên tục giữa hai bả vai hoặc sau xương ức có thể là do bóc tách động mạch chủ.
Đau nhói tim từ bệnh lý tim mạch
Ngoài cơn đau nhói tim, bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch còn có thể gặp khó thở khi nằm, khó thở về đêm, phù hai chân và đánh trống ngực.
Những trường hợp bị ngất kèm đau nhói ngực, khó thở thường là do bệnh lý tim mạch.
-
Bị bệnh phổi hoặc vấn đề về dạ dày - thực quản
Dấu hiệu đau nhói ở tim cũng thường xuất hiện ở bệnh nhân bị viêm dạ dày thực quản hoặc mắc các bệnh lý về phổi.
2. Xử lý như thế nào khi đau nhói ở tim?
Theo các chuyên gia, bất kỳ dấu hiệu đau nhói tim nào cũng là tín hiệu cảnh báo không nên bỏ qua. Nghỉ ngơi trước và sau đó hãy đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Biểu hiện đau thắt ở tim thường gặp ở bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày thực quản.
Khi đến các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tìm hiểu kỹ về các triệu chứng thường gặp, lịch sử bệnh và gia đình của bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ quyết định thực hiện các xét nghiệm như siêu âm tim, xét nghiệm máu, hoặc chụp X-quang, MRI, CT,... tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Để điều trị cơn đau thắt ở tim, bác sĩ cần xác định nguyên nhân gây ra bệnh và điều trị tương ứng. Mỗi bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ khác nhau.
Người bệnh không nên coi thường các triệu chứng bệnh vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tắc nghẽn động mạch vành hoặc viêm nhiễm màng ngoài tim,... đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.