Ngành công nghiệp Game đang phát triển mạnh mẽ, khiến cho đồ họa và màu sắc trong các tựa game hiện nay không thua gì phim điện ảnh. Để tạo ra những tựa game hấp dẫn và chất lượng, vai trò của Game Artist là không thể thiếu, quyết định đến 50% sự thành công của game. Các công ty phát triển và phát hành game hiện nay đều cần tuyển dụng Họa sĩ Game chuyên nghiệp với mức đãi ngộ cao. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng điểm qua những câu hỏi phỏng vấn thường gặp cho vị trí Game Artist.
Game Artist là ai? Vai trò của một Game Artist
Game Artist, hay Họa sĩ Game, là người tạo ra nhân vật, trang phục, phương tiện, phong cảnh, màu sắc, họa tiết... trong game. Game Artist giữ vai trò quan trọng trong việc phác thảo sơ bộ nhân vật trên đồ họa 2D hoặc 3D, kết hợp với xây dựng bối cảnh để tạo nên một thế giới game riêng biệt và gameplay hấp dẫn. Trong một đội ngũ phát triển game, Game Artist thường chiếm khoảng một nửa số lượng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi lên ý tưởng nhân vật và gameplay.
Game Artist được chia thành nhiều vai trò chi tiết như 3D Modeller, 2D Texture Artist, Environment Artist, Lighting Artist, và Effect Artist...
Sự khác biệt giữa Game Artist và Game Designer
Đây là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn bởi những người không làm trong ngành phát triển game. Nếu Game Artist là họa sĩ tạo nên mọi thứ liên quan đến hình ảnh trong game, thì Game Designer là những biên kịch xây dựng cốt truyện và tình tiết trong game. Sự đầu tư kỹ lưỡng của các tựa game hiện nay mang lại những câu chuyện hấp dẫn, độ khó tăng dần, hệ thống tính điểm logic và cuốn hút; tất cả đều được xây dựng bởi Game Designer và triển khai bởi đội ngũ phát triển.
Game Artist và Game Designer có vai trò và công việc khác nhau, nhưng đều là hai bộ phận quan trọng nhất trong một đội ngũ phát triển game, quyết định sự thành công hay thất bại của dự án game.
Những yếu tố cần cân nhắc khi sắp xếp bố cục trong game
Bố cục trong game (Composition) là một khía cạnh quan trọng của nghệ thuật game vì nó ảnh hưởng đến mọi thứ trong game cũng như thao tác của người chơi. Một số yếu tố cần cân nhắc khi sắp xếp bố cục trong game bao gồm:
- Giao diện tổng thể của trò chơi bao gồm phong cách nghệ thuật, bảng màu, không khí chung của trò chơi.
- Cơ chế gameplay: ví dụ như game chiến đấu (combat) thì bố cục trong game tập trung tạo cảm giác căng thẳng và phấn khích.
- Cốt truyện và bối cảnh của trò chơi.
- Kinh nghiệm của người chơi và những trải nghiệm từ các tựa game tương tự cùng thể loại.