Trong thời đại hiện nay, nhu cầu về chất lượng và tốc độ truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, laptop,... ngày càng tăng lên. OFDMA - một công nghệ được tích hợp trên Wi-Fi 6 ra đời để giải quyết vấn đề này. Vậy OFDMA là gì và hoạt động ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây!
1. OFDMA là gì?
Orthogonal Frequency Division Multiple Access (OFDMA) - Phân chia tần số trực giao cho nhiều người truy cập. OFDMA có khả năng truyền dữ liệu song song cho nhiều thiết bị cùng một lúc. Để thực hiện điều này, OFDMA sẽ chia nhỏ kênh truyền thành các phần nhỏ hơn để truyền dữ liệu.
Một router Wi-Fi 6 sử dụng OFDMA có thể gửi nhiều tín hiệu khác nhau trong cùng một khung truyền dữ liệu.
OFDMA
Với cách thức truyền dữ liệu mới này, người dùng sẽ có sự linh hoạt hơn, trải nghiệm tốc độ mạng tốt hơn, tăng hiệu suất sử dụng mạng. Ngoài ra, router có khả năng quản lý được độ trễ của mạng trong quá trình truyền dữ liệu của OFDMA.
2. Lợi ích của router sử dụng OFDMA
Dưới đây là những lợi ích mà router tích hợp tính năng OFDMA mang lại cho người sử dụng:
- Chi phí thấp mà vẫn đạt hiệu suất cao.
- Độ trễ thấp giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn.
- Sử dụng băng thông hiệu quả trong môi trường có nhiều thiết bị kết nối với router.
- Khả năng đáp ứng số lượng máy truy cập lớn hơn.
- Tiết kiệm pin của các thiết bị kết nối.
3. Sự khác biệt giữa OFDM và OFDMA
OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing) - Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao. OFDM có khả năng chia một tín hiệu mạng tốc độ cao thành nhiều tín hiệu chậm để mạnh hơn ở đầu thu, giúp các kênh phụ có thể truyền dữ liệu mà không gặp vấn đề về quá tải về số lượng truy cập.
So sánh giữa OFDM và OFDMA.
Mặc dù cả OFDM và OFDMA đều là công nghệ truyền thông số băng rộng, tuy nhiên chúng có những khác biệt cơ bản như sau:
- OFDMA hỗ trợ nhiều người dùng thông qua cơ chế TDMA, FDMA hoặc cả hai đồng thời, trong khi OFDM chỉ có thể hỗ trợ trên cơ chế TDMA.
- OFDMA có thể được cấu hình để loại bỏ các nguồn sóng yếu trong khi OFDM không thể.
- OFDMA hỗ trợ truyền tốc độ dữ liệu thấp cho nhiều người dùng cùng một lúc, trong khi OFDM chỉ có thể làm điều đó cho một người dùng.
- OFDMA hỗ trợ cho mỗi kênh, sóng mang phụ khác nhau trong khi OFDM cần duy trì cùng một công suất cho tất cả các sóng mang phụ.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn hiểu rõ hơn về OFDMA cũng như những lợi ích mà tính năng này mang lại. Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới để chúng tôi hỗ trợ bạn nhé!