Nghiên cứu mới về bộ gen của 23 con voi ma mút lông xoăn cho thấy không phải lúc nào chúng cũng có nhiều lông như vậy.
Một nhóm các nhà khoa học từ Trung tâm Palaeogenetic ở Stockholm đã tiến hành một cuộc nghiên cứu tiên phong nhằm phát hiện ra sự thích nghi di truyền của voi ma mút bằng cách so sánh bộ gen của loài voi ngày nay. Những phát hiện của nghiên cứu đã cung cấp toàn bộ quá trình tiến hoá của các loài động vật trên Trái đất hơn 700.000 năm trước.
David Díez-del-Molino và Love Dalén là hai đại diện của nhóm nghiên cứu đã phân tích bộ gen của 23 con voi ma mút lông xoăn Siberia và so sánh chúng với 28 bộ gen của voi châu Á và châu Phi. Bằng cách theo dõi sự tiến hoá và các đặc điểm di truyển ở voi ma mút lông xoăn, nhóm nghiên cứu đã quan sát các đặc điểm của loài này được phát triển theo thời gian.
Theo nghiên cứu, nhiều đặc điểm xác định của voi ma mút lông xoăn, như bộ lông dày, chuyển hóa chất béo và khả năng chịu lạnh, đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử tiến hoá của loài. Chẳng hạn, loài voi ma Chukochya, tồn tại khoảng 700.000 năm trước, đã có những đặc điểm này.
Bằng cách so sánh nhiều bộ gen của voi ma mút, nghiên cứu mới cho thấy 92% các đột biến đặc trưng của loài đã tồn tại từ thời kỳ đầu, với một số đặc điểm tiếp tục tiến hóa theo thời gian như lông mềm và đôi tai nhỏ hơn.
Nghiên cứu tiết lộ rằng một số gen tiến hóa cao liên quan đến chuyển hóa và dự trữ chất béo, cũng được tìm thấy ở các loài Bắc Cực ngày nay như tuần lộc và gấu bắc cực, cho thấy sự tiến hóa hội tụ giữa các động vật có vú thích nghi với lạnh. Điều này cho thấy được những loài này đã tiến hóa một cách độc lập các khả năng thích nghi tương tự để tồn tại trong môi trường lạnh giá.
Hy vọng của nhóm khoa học là mở rộng nghiên cứu đến loài voi ma mút lông mịn ở Bắc Mỹ, từ đó cung cấp thêm thông tin về những sinh vật độc đáo này.
Những phát hiện này không chỉ làm giàu kiến thức về loài động vật lớn nhất hành tinh, mà còn giúp hiểu sâu hơn về quá trình tiến hóa và thích nghi của động vật có vú trong môi trường khắc nghiệt.