Skoda là một trong những hãng sản xuất ô tô có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới, được thành lập từ năm 1895. Hiện nay, Skoda đã mở rộng mạng lưới hoạt động đến hơn 100 quốc gia và quyết tâm gia nhập thị trường Việt Nam trong năm 2023.
Thử nghiệm va chạm là gì?
Thử nghiệm va chạm (crash-test): được thực hiện để kiểm tra khả năng bảo vệ người lái, hành khách và người tham gia giao thông khi xảy ra va chạm cho các phương tiện vận chuyển. Trong các thử nghiệm va chạm, các xe sẽ được đâm vào các vật thể để kiểm tra hiệu suất của hệ thống an toàn bị động.
Hệ thống an toàn bị động là tác nhân cuối cùng bảo vệ người lái khi xảy ra va chạm, bao gồm: khung xe, dây an toàn, túi khí,...
Trong khi đó, hệ thống an toàn tự động là các tính năng giúp người lái tự động bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông, bao gồm các tính năng cảnh báo và hỗ trợ lái xe linh hoạt, an toàn như: hệ thống phanh chống bó cứng ABS, cảnh báo giữ làn đường, cảnh báo điểm mù,…
Chăm sóc chi tiết từ giai đoạn ban đầu
Sự an toàn luôn được Skoda đặt lên hàng đầu. Bên cạnh việc trang bị các thiết bị hiện đại, Skoda còn thực hiện quy trình kiểm tra an toàn nghiêm ngặt trước khi xe đến tay người tiêu dùng.
Cuộc thử nghiệm va chạm đầu tiên được ghi nhận diễn ra vào tháng 5 năm 1972 với chiếc Skoda 100 L là phương tiện đầu tiên tham gia. Tính đến thời điểm hiện tại, thương hiệu đã thực hiện hơn 50 năm liên tục các cuộc thử nghiệm va chạm để đảm bảo an toàn cho mọi chiếc xe.
Ngày nay, với công nghệ hiện đại, Skoda đã đầu tư nhiều vào việc đảm bảo an toàn. Từ giai đoạn thiết kế trên máy tính, Skoda đã mô phỏng tất cả các điều kiện tải trọng và kiểm tra trên hệ thống ảo. Các yếu tố liên quan như độ cứng, độ bền, hành vi va chạm hoặc thậm chí độ bền và âm thanh được tối ưu hóa. Gần 1000 mô phỏng máy tính trước thử nghiệm.
Tiếp theo, sau khi xe được lắp ráp trong môi trường thực tế, nó sẽ trải qua loạt các cuộc thử nghiệm va chạm vật lý trực tiếp. Các thử nghiệm cũng sẽ được thực hiện trên từng phần của xe, như nắp ca-pô và cản trước. Đối với mỗi cuộc thử nghiệm cho từng phần của xe, Skoda cần thực hiện trung bình 140 mô phỏng ảo trước khi tiến hành trong môi trường thực tế.
Phòng thử nghiệm va chạm của Skoda
Skoda hiện đang điều hành một cơ sở thử nghiệm va chạm hiện đại nhất tại Trung tâm thử nghiệm Polygon, nơi có trụ sở tại Úhelnice. Cơ sở này đã được mở rộng toàn diện vào năm 2020 và đã giành giải thưởng Phòng thí nghiệm va chạm của năm 2020 từ Tạp chí Thương mại Công nghệ Thử nghiệm Ô tô Quốc tế (Automotive Testing Technology International).
Các quy trình thử nghiệm va chạm hiện đại đã được phát triển và thiết kế đặc biệt bởi nhiều thế hệ chuyên gia. Phòng thí nghiệm hiện đại của Skoda được sử dụng để thực hiện nhiều loại thử nghiệm khác nhau.
Một phòng thí nghiệm với công nghệ tiên tiến không chỉ kiểm tra theo các yêu cầu khi kiểm định mà còn theo các điều kiện khắt khe hơn của các tổ chức khác nhau, như các hiệp hội NCAP khác nhau (châu Âu, Hoa Kỳ,…). Rudolf Tesárek, điều phối viên tại phòng thí nghiệm va chạm Skoda - người đã chứng kiến sự tiến bộ lớn trong ngành này cho biết: “Chúng tôi có thể thực hiện hầu hết các bài kiểm tra hiện đại theo những tiêu chuẩn khắt khe ở đây.”
Skoda thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm va chạm trong phòng thí nghiệm va chạm của mình. Ngoài các thử nghiệm trong quá trình thiết kế và sản xuất ô tô, phòng thí nghiệm của Skoda cũng đủ tiêu chuẩn để thực hiện các bài kiểm tra kiểm định và thử trước khi bài kiểm tra chính thức của Euro NCAP. Dưới đây là một số ví dụ về các thử nghiệm mà phòng thí nghiệm của Skoda có thể thực hiện:
Thành tựu vượt qua thử nghiệm Euro NCAP
Euro NCAP (The European New Car Assessment Programme) là một chương trình đánh giá và xếp hạng an toàn cho phương tiện giao thông tại châu Âu. Chương trình bắt đầu từ năm 1997 và được hỗ trợ bởi chính phủ các nước châu Âu cũng như bởi Liên minh châu Âu. Hiệp hội thực hiện các cuộc thử nghiệm va chạm trên các phương tiện giao thông và đánh giá mức độ an toàn chủ động, bị động, cũng như mức độ an toàn cứu hộ và phục hồi của chúng. Khía cạnh quan trọng nhất của quá trình thử nghiệm là thử nghiệm va chạm trực tiếp vào chiếc xe.
Vượt qua bài kiểm tra Euro NCAP với kết quả cao là mục tiêu của mọi dòng xe châu Âu. Nói cách khác, đây cũng là tiêu chuẩn mà các dòng xe như Audi, BMW, Mercedes Benz, Land Rover,... hướng đến.
Để vượt qua thử nghiệm va chạm, khung gầm của xe cần phải cứng và chịu được lực tại các khu vực như cabin để bảo vệ người lái và hành khách. Đồng thời, cần có vùng biến dạng có khả năng hấp thụ lực khi xe va chạm (ở nắp ca-pô, cản trước,...) để đảm bảo an toàn tối ưu. Do đó, khi thực hiện thử nghiệm va chạm, phần đầu và đuôi của xe với khung gầm đạt tiêu chuẩn sẽ bị biến dạng, uốn cong, giúp giảm lực tác động lên khoang lái và hành khách.
Phần đầu xe với khung gầm đạt tiêu chuẩn sẽ biến dạng khi va chạm, hỗ trợ giảm lực tác động lên khoang lái và hành khách.Kết quả từ các bài kiểm tra Euro NCAP và Global NCAP về an toàn va chạm là minh chứng cho sự nỗ lực của Skoda: tất cả 15 mẫu Skoda mới từ năm 2008 đến nay đều đạt xếp hạng năm sao cao nhất. Trong năm 2021, Fabia và Enyaq iV đã được vinh danh là những phương tiện an toàn nhất trong các hạng xe tương ứng.
Tại các thử nghiệm Euro NCAP năm 2021, các mẫu xe như Fabia, Enyaq iV,… của Skoda đã đạt độ an toàn cao nhất trong cùng phân khúc. Đồng thời, các mẫu xe Skoda cũng được công nhận là an toàn nhất ngoài châu Âu. Global NCAP đã đánh giá 5 sao cho mẫu Skoda Kushaq, đánh dấu nó là một trong những chiếc xe gia đình an toàn nhất cho cả người lớn và trẻ em. Skoda cũng đã đạt được kết quả ấn tượng trong các bài kiểm tra ANCAP cho thị trường Úc và New Zealand; các mẫu Fabia, Kamiq, Octavia, Scala, Karoq và Kodiaq đều nhận được chứng nhận 5 sao tại thị trường châu Âu.
Skoda sắp có mặt tại Việt Nam
Đến nay, Skoda luôn nằm trong top 10 thương hiệu ô tô bán chạy nhất tại châu u suốt nhiều năm qua. Trên toàn cầu, Skoda đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, trong đó có các thị trường như Anh, Đức, Pháp, Nga, Úc, Ấn Độ, Đài Loan,... Việt Nam sẽ là điểm đến chiến lược tiếp theo trong quá trình toàn cầu hóa của thương hiệu ô tô Skoda. Trong giai đoạn đầu, những chiếc xe đầu tiên của Skoda sẽ được nhập khẩu nguyên chiếc từ Liên minh châu Âu và được TC Motor - thuộc Tập đoàn Thành Công (TC Group) phân phối vào năm 2023.
Ngoài ra, TC Group cũng đã lên kế hoạch lắp ráp ô tô Skoda tại Việt Nam. Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô của Skoda tại Tổ hợp chuyên đề công nghiệp ô tô và phụ trợ Thành Công Việt Hưng, thuộc Khu công nghiệp Việt Hưng, tỉnh Quảng Ninh là dự án được đầu tư 100% bởi vốn của TC Group. Dự án này được xây dựng trên diện tích 36,5 ha, với công suất sản xuất lên đến 120.000 xe/năm.
Hình ảnh của Khu công nghiệp ô tô và phụ trợ Thành Công Việt HưngSkoda Việt Nam hiện đang tích cực chuẩn bị cho sự kiện ra mắt thương hiệu và các dòng xe tại thị trường Việt Nam trong năm 2023. Đây là biện pháp thể hiện quyết tâm của Skoda tại thị trường Việt Nam cũng như toàn khu vực Đông Nam Á.