Ngành bán lẻ tại Việt Nam đang trải qua sự tăng trưởng đáng kể khi nền kinh tế đang phục hồi và phát triển. Sự thay đổi trong hành vi mua sắm, công nghệ, mô hình lao động và kinh doanh đa dạng tạo ra nhiều trải nghiệm mua sắm mới trong tương lai.
Điều gì làm nên bán lẻ? Tìm hiểu về xu hướng của ngành bán lẻ trong năm 2023 và những kỹ năng cần thiết cho mọi nhân viên bán lẻ. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngành và trang bị kỹ năng cần thiết nhé.
Bán lẻ được hiểu như thế nào?
Ngành bán lẻ là quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau nhằm mang lại lợi nhuận cho người bán. Các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ không chỉ bán sản phẩm mà còn bán trải nghiệm cho khách hàng.
Có nhiều loại hình cửa hàng và mô hình bán lẻ khác nhau trên toàn thế giới, bao gồm cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, giảm giá, cửa hàng bách hóa, đồ tự làm,... Ngành bán lẻ cho thấy sự tăng trưởng ổn định hàng năm và sử dụng một số lượng lớn lao động trên toàn thế giới, đặc biệt là với sự phổ biến ngày càng tăng của bán lẻ trực tuyến.
Tính cạnh tranh của ngành công nghiệp này đã trở nên đặc biệt rõ rệt trong vài năm qua. Vào năm 2022, các cửa hàng bán lẻ đã phải xem xét lại các quy trình và chiến lược lâu đời của họ đã cấu trúc nên lĩnh vực này trong nhiều năm.
Ba xu hướng lớn của ngành bán lẻ 2023
Ngành bán lẻ Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể khi nền kinh tế đang phục hồi và phát triển. Sự thay đổi trong hành vi mua sắm, công nghệ, mô hình lao động và mô hình kinh doanh khác nhau tạo ra nhiều trải nghiệm mua sắm mới trong tương lai cho ngành bán lẻ.
Sự bùng nổ của xu hướng bán lẻ trực tuyến
Bán lẻ trực tuyến trên các kênh thương mại điện tử và mạng xã hội đã bùng nổ, giúp cho việc kết nối giữa người bán và khách hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Quyết định mua hàng của người tiêu dùng dần bị ảnh hưởng nhiều bởi những đánh giá, đề xuất từ các KOLs, KOCs và influencers.
Các doanh nghiệp bán lẻ đang tận dụng hành vi này để phát triển hơn bằng cách tặng sản phẩm cho reviewer, KOLs, influencers hoặc tổ chức các hoạt động livestream bán hàng trên mạng xã hội. Phân tích hành vi của khách hàng và nắm bắt xu hướng tạo ra nội dung sáng tạo trên các nền tảng xã hội sẽ giúp bạn tiến xa trong ngành bán lẻ.

Tùy chỉnh trải nghiệm của khách hàng
Tùy chỉnh là xu hướng không thể thiếu của ngành bán lẻ nhằm thu hút và tương tác với từng khách hàng một. Theo Adweek, triển khai chiến lược tùy chỉnh giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả Marketing lên đến 30% và giảm đến 50% chi phí khách hàng. Vì vậy, việc tập trung vào các hoạt động marketing liên quan đến quản lý mối quan hệ khách hàng và trải nghiệm khách hàng sẽ là chiến lược mà nhiều doanh nghiệp bán lẻ sẽ thực hiện trong thời gian sắp tới.
Tùy chỉnh mang lại nhiều lợi ích không thể phủ nhận nhưng trước khi đạt được thành công, các doanh nghiệp ngành bán lẻ Việt Nam cần liên tục cải tiến phương pháp để đối phó với nhiều thách thức về dữ liệu, tích hợp dữ liệu và công nghệ, cũng như các vấn đề về quyền riêng tư.
Tập trung chiến lược phát triển đa kênh
Sau khi trở thành một xu hướng của ngành bán lẻ Việt Nam trong thời kỳ dịch Covid-19, bán hàng đa kênh tiếp tục bùng nổ nhờ ưu điểm tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch cho người tiêu dùng. Sự kết hợp giữa cửa hàng vật lý, công nghệ bán lẻ và thương mại điện tử sẽ trở thành yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển đa kênh của các doanh nghiệp bán lẻ.
Ví dụ rõ ràng là khi người tiêu dùng quyết định mua hàng trực tuyến sau khi biết đến sản phẩm qua nhiều nền tảng trực tuyến hoặc sau khi nhìn thấy sản phẩm được quảng cáo, bày bán tại các cửa hàng truyền thống. Vì vậy, việc xây dựng một hành trình mua hàng liền mạch cần được tập trung hoàn thiện, không chỉ tại các kênh bán lẻ trực tuyến mà còn ở các cửa hàng truyền thống.

Hãy sẵn sàng với những kỹ năng để vươn xa trong lĩnh vực bán lẻ
Tinh ý và linh hoạt
Trong ngành bán lẻ, xu hướng tiêu dùng luôn không ngừng biến đổi, việc nắm bắt kiến thức, kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm hàng ngày giúp bạn có góc nhìn đa chiều và đưa ra những chiến lược chính xác dựa trên bối cảnh thị trường đang thay đổi. Hơn nữa, vì tính chất của ngành bán lẻ liên quan chặt chẽ đến người tiêu dùng và sự biến đổi nhanh chóng của hành vi mua sắm, bạn cần học từ thực tiễn nhiều hơn, quan sát nhiều hơn.
Hướng tới khách hàng
Trải nghiệm mua sắm của khách hàng – người tiêu dùng cuối cùng là yếu tố quan trọng nhất trong ngành bán lẻ. Do đó, bạn cần thường xuyên tiến hành khảo sát, lắng nghe ý kiến của khách hàng, cung cấp hotline hoặc các kênh fanpage, email,… để khách hàng dễ dàng gửi phản hồi, đánh giá, khiếu nại về sản phẩm, nhân viên,…. nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng, chăm sóc trải nghiệm người dùng và xử lý kịp thời sự cố một cách công bằng, giảm thiểu ảnh hưởng của sự cố và ngăn chặn khủng hoảng
Sử dụng và tối ưu công nghệ
Trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, tiếp thị đã tiến lên mức Marketing 4.0 – tập trung vào con người trong thời đại số bằng cách áp dụng công nghệ để tạo ra kết nối. Các công nghệ quan trọng bao gồm Internet of Things (Internet Vạn vật), Cloud (Đám mây), Big Data (Dữ liệu lớn), AI (Trí tuệ nhân tạo),… Tuy nhiên, để tận dụng tốt công nghệ, việc đọc và phân tích dữ liệu để điều chỉnh phương án bán hàng trở thành một yếu tố quan trọng cần được chú trọng học hỏi và phát triển.
Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã nắm được thêm kiến thức về ngành bán lẻ và trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để tiến xa trong sự nghiệp như một nhân viên bán lẻ. Chúc bạn thành công trên hành trình của mình.