Tổng quan về Thành Cổ Loa
1.1 Sự tích của Thành Cổ Loa
Cổ Loa từng là kinh đô của nước Âu Lạc dưới thời của vua An Dương Vương và là thủ đô của nước Đại Việt dưới thời của vua Ngô Quyền. Các nhà khảo cổ học đã xác định đây là một trong những thành cổ lớn nhất và có kiến trúc độc đáo nhất của người Việt Cổ. Thành Cổ Loa còn liên quan đến truyền thuyết về 'Chiếc Nỏ Thần' khi vua An Dương Vương quyết định xây dựng nơi này (Thế kỷ III TCN).
Qua hình ảnh chiếc nỏ thần Kim Quy, một phát bắn có thể hạ gục hàng trăm quân địch, đã tôn vinh tinh thần kiên cường và sức mạnh của nước Âu Lạc xưa. Dù lúc đó vũ khí chỉ đơn giản là gươm, giáo và cung tên, nhưng nhân dân ta đã dũng cảm chiến đấu bất khuất. Câu chuyện còn nổi tiếng thêm với mối tình giữa nàng Mỵ Châu và chàng Trọng Thủy.
Thành Cổ Loa không chỉ là nơi gắn bó với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam, mà còn là điểm tham quan du lịch độc đáo cho bất kỳ ai muốn khám phá Hà Nội. Suốt hàng thế hệ, di tích Thành Cổ Loa và những nhân vật huyền thoại đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa tinh thần của người Việt Nam.
Địa chỉ: xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Thủ đô Hà Nội
Giờ mở cửa: 6:30 - 18:00 hàng ngày
Giá vé tham quan: 10.000 VNĐ/người
Thành Cổ Loa không chỉ là nơi gắn bó với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam mà còn là điểm tham quan đặc biệt tại Hà Nội
1.2 Kiến trúc của Thành Cổ Loa
Theo truyền thuyết, Thục An Dương Vương đã nhiều lần xây thành nhưng đều sụp đổ. Cho đến khi thần Kim Quy xuất hiện và đi quanh nhiều vòng dưới chân thành. Vào lúc này, vua An Dương Vương đã cho xây thành theo dấu chân của rùa vàng. Từ đó, thành không còn đổ nữa.
Thành Cổ Loa sở hữu kiến trúc độc đáo không thua kém gì Nhà thờ Hàm Long hay các điểm đến lịch sử khác. Đây là công trình xây dựng với quy mô đặc biệt của nước Âu Lạc. Từng là hệ thống phòng ngự vững chắc và lực lượng binh sĩ mạnh mẽ. Cho tới ngày nay, mặc dù không còn là thành lũy chống giặc nhưng Thành Cổ Loa vẫn là một biểu tượng văn hóa, thể hiện nền văn minh tiên tiến của nước ta xưa.
Ngắm nhìn Thành Cổ Loa từ trên cao, một trải nghiệm không gì sánh được 16
Thành Cổ Loa, tác phẩm kiến trúc vĩ đại của vua Thục An Dương Vương, là biểu tượng văn hóa lịch sử của dân tộc 19
Cách đi đến Thành Cổ Loa như thế nào?
Lễ hội Cổ Loa diễn ra vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm. Vì vậy nếu bạn muốn tham gia không khí lễ hội, thì đây là thời điểm lý tưởng để đến thăm Thành Cổ Loa. Lễ hội Cổ Loa bắt đầu từ sáng sớm với các hoạt động đám rước, nghi thức tế lễ và các trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc, kéo dài đến ngày 16 tháng Giêng khi kết thúc lễ tạ tội.
Thành Cổ Loa là một trong 21 di tích quốc gia cần được bảo tồn với nhiều giá trị lịch sử và văn hóa dân tộc. Khu di tích này nằm cách trung tâm thành phố chưa đầy 20km.
Thành Cổ Loa là một trong 21 di tích quốc gia cần được bảo tồn và gìn giữ
Từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể theo quốc lộ 1A cũ khoảng 10km để đến cầu Đuống. Sau đó, rẽ trái tại thị trấn Yên Viên để vào quốc lộ 3. Chỉ cần đi thêm khoảng 5km nữa là sẽ đến khu di tích.
Ngoài ra, du khách cũng có thể lựa chọn sử dụng xe buýt để di chuyển. Có một số tuyến buýt đi trực tiếp tới địa điểm này như tuyến 14, 17 hoặc tuyến 43, 46, 59.
Thành Cổ Loa có những điều gì đặc biệt?
3.1 Kho tàng của các cổ vật quý giá
Thành Cổ Loa là nơi lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị lịch sử, với tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều ngôi mộ cổ, rìu lưỡi xéo bằng đồng, trống đồng, hàng vạn mũi tên đồng ba cạnh và khuôn đúc mũi tên. Tất cả đều được bảo quản tại đây để du khách có thể thoải mái tham quan, ngắm nhìn.
Tại khu di tích Thành Cổ Loa, có nhiều cổ vật quý giá với tuổi đời lâu năm được bảo quản và trưng bày.
Thành Cổ Loa là điểm đến hấp dẫn cho những ai đam mê văn hóa truyền thống và muốn tìm hiểu về lịch sử dân tộc.
3.2 Thánh địa của An Dương Vương
Thánh địa của An Dương Vương, hay còn được gọi là đền Thượng, nằm ở trung tâm của Thành, được coi là nơi mà Vua Thục Phán đã từng cư trú. Đền được xây trên một gò đất hình đầu rồng, hai bên là hai cánh rừng, phía dưới có hai hố tròn làm mắt rồng. Phía trước đền là một hồ nước lớn, bên trong có giếng Ngọc - nơi mà Trọng Thuỷ đã tự vẫn theo truyền thuyết.
Trong đền, bạn có thể tìm thấy một số di vật như tượng An Dương Vương làm bằng đồng, hai con ngựa Hồng - Bạch, cũng như các món đồ làm từ đồng, sứ, gỗ, vải... Phía trước cổng có 2 con rồng đá với thân uốn lượn, tay vuốt râu được chạm khắc vô cùng tinh tế, phản ánh lối kiến trúc của thời kỳ Lê.
Toàn cảnh của Thánh địa An Dương Vương, hay còn gọi là đền Thượng, khi nhìn từ trên cao.
3.3 Am Bà Chúa
Nằm ngay sau cây đa nghìn tuổi tạo bóng mát cho cả một khu vực sân rộng, gốc đa chia thành hai tạo nên cánh cửa mở ra Am Bà Chúa. Tại đây có một tượng được gọi là tượng Mỵ Châu - một tảng đá tự nhiên có hình dáng của một người bị cụt đầu nên dân làng gọi là mộ Mị Châu.
Theo truyền thuyết, sau khi tự vẫn xuống biển, Mỵ Châu hóa thành một tảng đá lớn và trôi dạt về bãi Đường Cấm ở phía Đông của thành Cổ Loa. Dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì võng đứt, hòn đá rơi xuống nên đã lập am thờ ngay tại chỗ. Trên tường của am có một bức hoành khắc bài thơ bằng chữ Hán của nhà thơ Chu Mạnh Trinh.
Mặc dù không chắc chắn về tính xác thực của truyền thuyết này, nhưng ngày nay, đền vẫn tiếp tục thờ phụng công chúa Mỵ Châu trong trang phục tráng lệ. Mỗi ngày, có rất nhiều người dân đến đây để thắp hương và thờ phụng.
Am Bà Chúa là nơi thờ phụng nàng công chúa Mỵ Châu, đặt ngay sau cây đa nghìn tuổi.
3.4 Giếng Ngọc
Giếng Ngọc nằm ở giữa hồ Bán Nguyệt và ngay cửa đền của vua An Dương Vương. Theo truyền thuyết, đây là nơi mà Trọng Thủy đã từng gieo mình xuống vì hối hận và thương tiếc cho nàng Mỵ Châu. Nước trong giếng Ngọc, nhìn từ xa, có màu hơi đỏ ngầu, nổi bật giữa màu xanh trong của hồ và cây cỏ mát mẻ.
Giếng Ngọc nằm giữa hồ Bán Nguyệt và ngay cửa đền của vua An Dương Vương.