Việc đo nhịp tim là một tính năng phổ biến trên smartwatch hỗ trợ theo dõi sức khỏe người dùng. Vì vậy, Garmin đã phát triển công nghệ đo nhịp tim ở cổ tay có tên là Garmin Elevate. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tính năng này nhé!
1. Công nghệ đo nhịp tim ở cổ tay Garmin Elevate là gì?
Garmin Elevate là tính năng đo nhịp tim trên cổ tay sử dụng cảm biến nhịp tim quang học, được tích hợp trên hầu hết các sản phẩm của Garmin.
Cảm biến này hoạt động bằng cách sử dụng đèn LED chiếu sáng vào da, phát hiện thay đổi trong lượng máu qua các mạch máu. Điều này giúp cung cấp dữ liệu nhịp tim trong thời gian thực với độ chính xác cao nhất.
2. Đặc điểm nổi bật của công nghệ Garmin Elevate
Dù việc đo nhịp tim ở trạng thái nghỉ là một vấn đề đơn giản, nhưng khi tiến hành trong điều kiện tập luyện với nhiều biến động môi trường, thì việc sử dụng công nghệ cảm biến nhịp tim quang học thực sự là một thách thức lớn.
Thiết bị đo của Garmin được trang bị những tính năng vượt trội như:
Loại bỏ ồn động: Các yếu tố như: mồ hôi, vận động, thay đổi tư thế… có thể tạo ra sai số trong quá trình phân tích dữ liệu. Để giải quyết vấn đề này, Garmin áp dụng công nghệ tiên tiến để lọc bỏ tiếng ồn và truyền tải dữ liệu chính xác hơn.
Phủ sóng tần số kép: Garmin Elevate sử dụng hai tần số cảm biến khác nhau: tần số thấp cho trạng thái nghỉ và tần số cao cho hoạt động thể chất. Dù bạn ở trạng thái nào, cảm biến vẫn hoạt động liên tục và chính xác suốt cả ngày.
Cảm biến hồng cầu:
Tế bào hồng cầu chứa hemoglobin có khả năng thu hút và phản chiếu ánh sáng tùy thuộc vào lượng oxy nó đang mang. Khi hàm lượng hemoglobin tăng cao, ánh sáng xanh sẽ bị hấp thụ nhiều hơn.
Đồng hồ Garmin sử dụng ánh sáng xanh phát ra ở phía dưới và diode phát quang để phát hiện sự thay đổi trong hệ số phản xạ, từ đó tính toán nhịp tim của người dùng.
3. Garmin Elevate theo dõi những gì?
Nhịp tim khi tập thể dục: Khi bạn tham gia chạy bộ, đạp xe hoặc tập thể dục, các thiết bị đeo cảm biến nhịp tim từ Garmin sẽ đo số nhịp tim đập mỗi phút (BPM), giúp bạn xác định cường độ tập luyện phù hợp nhất để duy trì sức khỏe tốt nhất.
Dữ liệu nhịp tim sau tập luyện: Tính năng này cung cấp biểu đồ về nhịp tim của bạn sau khi tập luyện và các chỉ số nhịp tim trung bình. Kiểm tra nhịp tim trung bình là một cách tốt để đánh giá hiệu suất tập luyện so với mục tiêu và cường độ mong muốn. Người dùng có thể xem dữ liệu này trên ứng dụng Garmin Connect.
Dữ liệu nhịp tim nghỉ: Nhiều thiết bị Garmin hiện nay cho phép theo dõi hoạt động nhịp tim suốt ngày đêm, giúp bạn kiểm tra và theo dõi sức khỏe một cách chặt chẽ.
Theo dõi giấc ngủ:
Theo dõi giấc ngủ được thực hiện thông qua các cảm biến chuyển động tích hợp trong thiết bị. Khi không có chuyển động, đồng hồ sẽ bắt đầu theo dõi giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, tính năng này cũng có thể ước tính chỉ số VO2 Max, thời gian phục hồi, theo dõi căng thẳng,...
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của Garmin Elevate
Cách đeo đồng hồ không đúng:
Để đạt hiệu suất tốt nhất của cảm biến nhịp tim trên đồng hồ, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Đèn cảm biến nhịp tim cần tiếp xúc với da thường xuyên
- Đeo đồng hồ cần vừa vặn, không nên quá chặt: Nếu đeo quá lỏng, sẽ tạo ra khoảng cách lớn giữa cảm biến và da. Nếu đeo quá chặt sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu.
Hoạt động thể thao dưới nước:
Khi bơi, các động tác cánh tay có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến cổ tay, đồng thời nước lạnh có thể làm giảm lưu lượng máu dưới da cổ tay. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác, hãy làm nóng cơ thể trước khi bơi.
Màu da:
Mặc dù thiết bị Garmin được thiết kế cho nhiều màu da khác nhau, nhưng sự khác biệt về sắc tố da có thể ảnh hưởng đến ánh sáng từ cảm biến và ảnh hưởng đến chỉ số nhịp tim.
Mục đích xăm hình:
Hình xăm có thể ảnh hưởng đến tính chính xác và hiệu suất của cảm biến nhịp tim. Một số loại mực xăm, hoa văn hoặc độ bão hòa của hình xăm có thể làm cản trở ánh sáng từ đèn cảm biến, gây khó khăn khi đo nhịp tim.
Hy vọng bạn tìm thấy bài viết hữu ích. Chúc bạn trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng tính năng này!