1. Bệnh mạch vành là gì?
Bệnh động mạch vành, còn được gọi là bệnh mạch vành, là một vấn đề tim mạch liên quan đến việc nghẽn mạch máu vành do các cặn bã gây ra, làm giảm lượng oxy cung cấp đến cơ tim. Điều này có thể dẫn đến tổn thương tim, nhồi máu cơ tim, hoặc đau thắt ngực.
Cơn đau thắt ngực thường là biểu hiện phổ biến của bệnh mạch vànhDấu hiệu của bệnh mạch vành
Khi mới bị bệnh, dấu hiệu rõ nhất là cơn đau thắt ngực đột ngột. Cơn đau này thường xuất hiện và biến mất nhanh chóng. Nó thường bắt đầu từ phía trước của ngực và lan ra các vùng xung quanh như cổ, vai, và cánh tay, thường đi kèm với cảm giác khó thở và cảm giác nặng ngực.
Thường thì, mỗi cơn đau chỉ kéo dài từ 10 đến 30 giây, nhưng cũng có thể kéo dài vài phút. Nếu cơn đau kéo dài hơn 15 phút mà không cải thiện, bạn nên đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra những triệu chứng như:
-
Khó thở, cảm giác thiếu oxi.
-
Thường cảm thấy lo lắng, căng thẳng.
-
Tức ngực, đau ngực và có thể kèm theo buồn nôn.
Nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành có nguyên nhân từ nhiều yếu tố khác nhau và được phân loại thành 2 nhóm chính. Cụ thể:
Yếu tố không thể thay đổi
Có 3 yếu tố không thể thay đổi gây ra động mạch vành đó là:
-
Tuổi già: người cao tuổi có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này vì động mạch dễ bị co lại và tổn thương hơn.
-
Giới tính: nam giới có nguy cơ cao hơn so với nữ giới mắc bệnh này.
-
Tiền sử bệnh trong gia đình: người mắc bệnh có nguy cơ cao hơn nếu có người thân từng mắc các bệnh về tim mạch hoặc đột quỵ.
Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn
Yếu tố có thể thay đổi
Ngoài ra, có những yếu tố có thể thay đổi gây ra bệnh mạch vành mà chúng ta có thể thay đổi để phòng tránh và cải thiện bệnh:
-
Huyết áp tăng cao.
-
Thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá.
-
Lượng mỡ trong máu cao.
-
Mắc bệnh đái tháo đường.
-
Thừa cân, ít vận động.
2. Bệnh mạch vành nguy hiểm như thế nào?
Người mắc bệnh mạch vành có thể tử vong bất cứ lúc nào nếu động mạch bị tắc nghẽn, đây là tình trạng nhồi máu cơ tim. Bệnh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống qua các biến chứng mạn tính.
Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh là suy tim, thường xảy ra sau nhồi máu cơ tim kéo dài hoặc cơ tim bị tổn thương. Bệnh nhân có thể cảm nhận mệt mỏi, khó thở, sưng phù, ho khan,...
Bệnh còn có thể gây rối loạn nhịp tim, biểu hiện bằng nhịp tim không đều hoặc hỗn hợp giữa nhịp nhanh và chậm. Đây là mối đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Ngoài ra, cơn đau ngực cũng là một phản ứng của động mạch vành. Trong hai loại đau ngực ổn định và đau ngực không ổn định, tình trạng sau có nguy cơ cao tiến triển thành nhồi máu cơ tim và có khả năng gây tử vong.
Động mạch vành có thể gây ra cái chết đột ngột.
3. Biện pháp phòng ngừa bệnh mạch vành
Có thể thấy rằng, bệnh mạch vành gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, việc phòng tránh bệnh là điều cần thiết đối với mọi người.
Về lối sống lành mạnh
Dùy trì lối sống lành mạnh là biện pháp hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tật, bao gồm cả bệnh động mạch vành. Cụ thể:
-
Không hút thuốc lá, hạn chế đồ uống có cồn như rượu, bia,...
-
Thực hiện thói quen luyện tập thể dục hàng ngày như thiền, chạy bộ, đạp xe, yoga,...
-
Quản lý khối lượng công việc hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đúng cách.
-
Kiểm soát tốt mỡ máu cao, cao huyết áp, tiểu đường,...
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện nguy cơ tiềm ẩn của động mạch vành. Điều này giúp phát hiện và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Về chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra động mạch vành. Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này, người bệnh cần:
-
Bổ sung thực phẩm chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa phong phú trong trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và dầu thực vật. Đặc biệt, các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá trích,... chứa Omega-3 có khả năng chống viêm mạnh mẽ.
-
Thực phẩm tăng cường lưu thông máu: Salicylate trong các loại trái cây như dâu tây, nho, việt quất và các gia vị như gừng, tỏi, hành tây có thể ngăn ngừa đông máu và tăng cường lưu thông máu.
-
Thực phẩm giảm cholesterol: Cholesterol làm hại cho sức khỏe tim mạch, nên bổ sung các thực phẩm giảm hấp phụ cholesterol như ngũ cốc nguyên hạt, rau có độ nhớt, đậu, hoa quả như cam, ổi, đu đủ.
Người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Ngoài ra, khi chế biến thức ăn cho người bệnh, nên ưu tiên luộc, hấp thay vì chiên rán. Cần tránh sử dụng gia vị như muối, bột canh, bơ, mayonnaise trong khẩu phần ăn.