Ngoài các danh thắng như Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, Hồ Thủy Điện Thác Mơ, Thác Voi Bù Đăng,... Bình Phước còn được biết đến với những điểm du lịch tâm linh đặc sắc, trong đó có Chùa Sóc Lớn. Đến đây, bạn sẽ được thưởng thức không khí thanh bình, yên tĩnh giữa kiến trúc truyền thống mang đậm văn hóa Khmer. Đây cũng là một di tích lịch sử quan trọng với nhiều giá trị lịch sử và tâm linh, xứng đáng là điểm đến tâm linh độc đáo mà bạn nên trải nghiệm.
Giới thiệu về Chùa Sóc Lớn
1.1 Chùa Sóc Lớn nằm ở đâu?
Địa chỉ: Ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Thời gian mở cửa: luôn mở cửa
Giá vé tham quan: Miễn phí
Chùa Sóc Lớn là một trong những ngôi chùa Khmer cổ kính của Bình Phước, được xây dựng từ năm 1931 và khánh thành vào năm 1937. Từ năm 1954, chùa trở thành trung tâm văn hoá, tôn giáo của cộng đồng người Khmer tại xã Lộc Khánh.
Nơi đây còn là một di tích lịch sử quan trọng của Việt Nam, từng là nơi trú ẩn cho nhiều chiến sĩ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Mặc dù đã hứng chịu 3 quả bom B52 nhưng chùa vẫn được khôi phục vào năm 2009 với diện mạo mới nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp độc đáo và lịch sử.
Thác Voi Bù Đăng, vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời giữa vùng đất Bình PhướcChùa Sóc Lớn là trung tâm văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Khmer tại tỉnh Bình Phước
1.2 Khi nào thích hợp để thăm Chùa Sóc Lớn?
Thời điểm thích hợp để ghé thăm Chùa Sóc Lớn là trong những dịp lễ hội truyền thống
1.3 Một số điều cần lưu ý khi thăm Chùa Sóc Lớn
- Chùa Sóc Lớn là một điểm du lịch tâm linh nên bạn nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo và tránh nói lớn hoặc cười khi thăm quan.
- Hãy chú ý không được chạm vào tượng thần hoặc làm hại cây cỏ trong khuôn viên của chùa.
- Nếu bạn thăm chùa vào ngày lễ, hãy chuẩn bị một bó hoa và một ít nhang. Còn vào ngày thường, bạn có thể thắp nhang và cầu nguyện theo ý muốn của mình.
- Hãy tận dụng thời cơ để chụp ảnh check-in với kiến trúc độc đáo, đặc trưng của chùa!
Hướng dẫn đường đi đến Chùa Sóc Lớn
Để đến Chùa Sóc Lớn, đầu tiên bạn cần đến trung tâm thị trấn Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Nếu không biết đường, hãy tra cứu bản đồ chỉ dẫn trên Google Maps nhé! Từ đây, tiếp tục di chuyển về phía Nam theo đường 7/4 và tiếp tục trên QL13. Sau đó, đi dọc theo QL13 khoảng 5,4km rồi rẽ phải và đi thêm khoảng 4km nữa sẽ đến Chùa Sóc Lớn.
Có nhiều phương tiện để di chuyển từ Sài Gòn đến Chùa Sóc Lớn nhưng đa số bạn trẻ thường chọn xe máy. Vì Bình Phước gần Sài Gòn nên việc đi xe máy khá thuận tiện và cũng là một trải nghiệm du lịch thú vị. Việc đi xe máy sẽ giúp bạn tận hưởng phong cảnh thiên nhiên dọc đường. Với thời gian linh hoạt, bạn cũng có thể ghé thăm các địa điểm du lịch khác của Bình Phước nữa!
Nếu bạn không thích nắng nóng và gió lạnh, xe khách là lựa chọn phù hợp. Có nhiều chuyến xe từ Sài Gòn đến Bình Phước với lịch trình đa dạng, giúp bạn có thể chọn chuyến phù hợp với lịch trình của mình.
Khám phá những đặc điểm nổi bật của Chùa Sóc Lớn Bình Phước
3.1 Ngắm nhìn kiến trúc độc đáo của dân tộc Khmer
Đến Chùa Sóc Lớn, bạn sẽ thấy phong cách kiến trúc truyền thống đặc trưng của dân tộc Khmer. Như Chùa Quang Minh và nhiều chùa Phật Giáo khác, Chùa Sóc Lớn chủ yếu tôn thờ Đức Phật Bổn Sư Thích Ca và tạo sự hài hòa giữa cảnh quan, kiến trúc và tượng phật. Khuôn viên chùa bao gồm chánh điện, tháp thờ đức Phật, giảng đường Sala và nơi dạy học.
Toàn cảnh kiến trúc cổ kính và độc đáo của Chùa Sóc Lớn
Chùa Sóc Lớn được xây dựng theo những nguyên tắc riêng biệt. Phần cổng chùa rộng 3m và cao 5m, được thiết kế tỉ mỉ với những họa tiết Phật giáo kết hợp đường nét hoa văn tinh xảo của người Khmer. Từ cổng chùa dẫn đến khu nhà hội (Sala) là một con đường dài và rộng rãi. Sala được đặt theo hướng Đông – Tây và là khu vực khởi công đầu tiên trong quá trình xây dựng một ngôi chùa mới. Bao quanh Sala là hệ thống lan can và hành lang rộng từ 1,8m - 2,5m, được sử dụng làm nơi để các tín đồ chuẩn bị lễ vật và di chuyển trong suốt quá trình lễ hội.
Giảng đường Sala gồm hai tầng: tầng trệt là nhà lễ, tầng trên là phòng khách tăng. Bên ngoài Sala là các tượng Garuda nâng đỡ cột mái, đây là biểu tượng của cái đẹp và sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc. Các cột đứng được đắp nổi hoa văn chư thiên, toát lên vẻ đẹp tôn nghiêm và còn mang ý nghĩa hộ trì. Các cột ngang được trang trí và đắp nổi thần Rahu - thần gió nuốt mặt trăng.
Khu vực bên trong giảng đường Sala
Một góc nhỏ thể hiện vẻ đẹp kiến trúc ấn tượng của Chùa Sóc Lớn
3.2 Tham gia các lễ hội đặc sắc
Bên cạnh các đình thần ở Bình Phước, Chùa Sóc Lớn cũng là một trung tâm văn hóa và tôn giáo hàng đầu của vùng đất này. Nếu đến đây vào những dịp lễ, Tết, bạn sẽ có cơ hội tham dự nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc như lễ mừng Tết Nguyên Đán, lễ khai giảng lớp học chữ Khmer hè, lễ Nhập hạ, lễ Dolta báo hiếu (Vu Lan Khmer), lễ Magha Puja (lễ Phật Định), lễ Visakha Puja (lễ Phật Đản)… Ngoài ra, chùa còn thường xuyên tổ chức những hoạt động quyên góp và thiện nguyện rất ý nghĩa.
Tại Chùa Sóc Lớn, bạn sẽ được trải nghiệm không khí náo nhiệt tại các lễ hội truyền thống hằng năm của người Khmer
Hoạt động thiện nguyện ý nghĩa. Ảnh: Fanpage Wat Phum Thom - Chùa Sóc Lớn
3.3 Khám phá tháp Bồ Đề
Tháp Bồ Đề là một trong những điểm độc đáo tại Chùa Sóc Lớn. Tháp có diện tích nền nhỏ và bốn cạnh đều, được xây dựng theo dạng hình chóp, khiến cho tháp trở nên nhỏ dần khi đi lên cao. Trên đỉnh tháp thường trưng bày tượng của Phạm Thiên ngự tọa, với ý nghĩa khuyến khích mọi người làm điều thiện và tránh xa hành vi ác.
Tháp Bồ Đề - biểu tượng tháp thờ Phật nổi bật tại Chùa Sóc Lớn
Chụp ảnh check-in tại Chùa Sóc Lớn. Ảnh: Võ Thanh Mẫn
Vì đây là nơi trang nghiêm nên hãy nhớ đi nhẹ, nói nhỏ và mặc đẹp nhé! Ảnh: Võ Thanh Mẫn
Chùa Sóc Lớn là biểu tượng văn hoá, tôn giáo thiêng liêng của người dân địa phương và dân tộc Việt Nam. Đây là điểm đến với nhiều trải nghiệm thú vị mà bạn không nên bỏ qua trong hành trình du lịch tâm linh tại Bình Phước. Mytour.vn chúc bạn có những khoảnh khắc đáng nhớ và ý nghĩa tại đây.
Uyên Nhi
Nguồn: Tổng hợp