Khi ghé thăm Huế, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi vẻ đẹp cổ kính, thanh bình tại đây. Nhiều lăng tẩm ở Huế được xây dựng vô cùng uy nghiêm, tráng lệ nhưng Lăng Vua Dục Đức lại mang kiến trúc khiêm tốn và giản dị.

Lăng Dục Đức là một trong những di tích không thể bỏ qua tại Cố đô Huế, là nơi yên bình của vị vua thứ 5 triều Nguyễn. Mặc dù lăng Dục Đức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn so với các lăng tẩm khác của các vị vua triều Nguyễn, nhưng nơi này vẫn thu hút đông đảo du khách. Hãy cùng khám phá về Lăng Dục Đức Huế và những gì mà nó mang lại trong bài viết sau đây!
1. Giới thiệu về lăng vua Dục Đức
1.1. Vị trí của lăng vua Dục Đức tại Huế
Khi khám phá bản đồ du lịch Huế, du khách sẽ chắc chắn bị ấn tượng bởi cảnh quan của Lăng vua Dục Đức, nằm tại phường An Cựu, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 2km.
Lăng Dục Đức còn được gọi là An Lăng (安陵), là nơi chôn cất chung của ba thế hệ vua triều Nguyễn bao gồm: vua Dục Đức (cha), vua Thành Thái (con) và vua Duy Tân (cháu). Lăng Dục Đức không xa hoa, uy nghi như lăng Minh Mạng, lăng Khải Định mà có thiết kế đơn giản, khiêm tốn hơn.
Lăng này bao gồm 2 khu vực chính: Điện Long Ân và khu lăng mộ của Vua cùng Hoàng Hậu. Lăng được xây dựng trên cồn Phước Quả làm tiền án, ngọn núi Tam Thai làm hậu chẩm và khe Mụ Niệm chảy qua trước mặt làm minh đường. Ngoài ra, An Lăng còn có 39 lăng mộ của các vị vua, bà vương và 121 ngôi mộ đất thuộc Đệ tứ Chánh hệ - Nguyễn Phúc Tộc.

1.2. Lăng Dục Đức được xây dựng từ thời điểm nào? Lịch sử của Vua Dục Đức
Tiểu sử của Vua Dục Đức (23/2/1852) khá bi thảm và không lộng lẫy như nhiều người tưởng. Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Ưng Ái, sau đổi thành Nguyễn Phúc Ưng Chân. Ông là con thứ hai của Nguyễn Phúc Hồng Y (con trai thứ tư của vua Thiệu Trị), được vua Tự Đức chọn làm con nuôi và đến năm 1870 thì được chọn làm Hoàng tử.
Tuy nhiên do có nhiều tật xấu như ham chơi, phóng túng nên ông không được lòng vua Tự Đức, từng bị vị tiên đế này 'cảnh tỉnh' trong di chiếu truyền ngôi là: 'Ưng Chân có tật ở con mắt nên hành vi mờ ám, sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt, chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây?' (Nguyễn Phúc tộc thế phả, 1995, tr. 371).
Đoạn di chiếu trên đã được quan thần và thậm chí là chính Vua Dục Đức nhiều lần đề nghị loại bỏ nhưng không thành. Năm 1883, ông lên ngôi vua nhưng chỉ sau 3 ngày đã bị phế với 3 tội danh: Muốn sửa di chiếu - Có tang lễ mà mặc áo màu - Hư hỏng chơi bời.
Sau 7 ngày bị giam giữ tại Dục Đức Đường, sau đó là Thái Y Viện và rồi ngục thất phủ Thừa Thiên. Do không được cho ăn uống nên đến tháng 10/1984 ông đã chết vì đói. Do chưa kịp đặt niên hiệu, nên người đời sau đã lấy tên Dục Đức Đường, ban đầu là nơi ở và cũng là nơi giam cầm ông, để gọi ông là vua Dục Đức. Mộ của ông được chôn tạm thời tại khe nước cạn gần chùa Tường Quang.

Lăng Dục Đức Huế được xây dựng từ khi nào? Năm 1889, con trai của ông là Nguyễn Phúc Bửu Lân lên ngôi vua lấy niên hiệu là Thành Thái. Ngay sau khi lên làm vua, Thành Thái đã tìm lại mảnh đất cách chùa Tường Quang khoảng 200m năm xưa và cho xây dựng lăng mộ của cha với tên gọi là An Lăng. Sau đó, vua Thành Thái tiếp tục xây dựng một ngôi miếu tại phường Thuận Cát, đặt tên là
Đến tháng 7 năm 1899, nhà vua tiếp tục xây dựng điện Long Ân gần khu lăng mộ để thờ cúng cha. Trong khuôn viên xây dựng thêm Tả Hữu tòng viện, Tả Hữu phối đường. Năm 1945, sau khi vua Duy Tân mất, một lễ truy điệu tại điện Long Ân đã diễn ra sau đó vua Duy Tân được thờ chung tại đây. Đến năm 1954, vua Thành Thái mất sau đó được an táng tại An Lăng. Đến năm 1987, hài cốt vua Duy Tân cũng được trở về và an táng bên cạnh lăng vua Thành Thái.

2. Hướng dẫn tham quan lăng vua Dục Đức Huế
Với tổng diện tích lên tới 56.144m2, lăng vua Dục Đức có rất nhiều công trình kiến trúc nguyên sơ, cổ kính mà du khách có thể tham quan, chiêm ngưỡng:
2.1. Khu lăng mộ với kiến trúc đơn giản
Đầu tiên là khu lăng mộ có diện tích khoảng 3.455m2, phía trên có 2 tầng giả mái ngói và trước mặt xây cửa vòm bằng gạch. Đằng sau cửa Bái Đính cũng được lát gạch 2 bên chứ không trang trí tượng đá như những lăng mộ khác.
Sau đó du khách sẽ đi đến cửa Tam quan 3 tầng vô cùng đồ sộ, được ví như cửa Trường An trong Hoàng thành. Mộ vua và hoàng hậu đặt ở giữa, được bao bọc bởi 3 lớp khung vững chắc. Mái ngói được làm tỉ mỉ, cẩn thận bằng lưu ly vàng.
Bước vào bên trong, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy án thờ cũng được làm bằng đá. Hai bên nhà thờ là lăng mộ của vua Dục Đức và hoàng hậu Từ Minh được xây đối xứng nhau. Phía trước lăng mộ được khắc chữ nổi là Thọ và Song Hỷ. Bên ngoài khu mộ có hình hoa sen đặc trưng gồm 2 trụ được xây bằng gạch.

2.2. Khu Tẩm Điện với diện tích tới 6.245m²
Khu Tẩm Điện của Lăng Dục Đức với diện tích lên tới 6.245m2, nằm cách khu lăng mộ khoảng 50m. Cổng chính được xây dựng thông với cổng Tam quan bên trên có 4 tầng mái bằng xi măng, thân cổng được trang trí bằng nhiều hình ô vuông nhỏ.
Cổng bên và cổng sau đều được thiết kế hình cửa vòm. Đằng sau cổng chính là bình phong. Tiếp đến là sân chầu được lát bằng gạch Bát Tràng.
2.3. Điện Long Ân - Nơi đặt án thờ bài vị của các vua
Điện Long Ân gồm 3 gian, bên trong có 3 khám thờ:
- Khám giữa thờ bài vị của Vua Dục Đức, hoàng hậu Từ Minh Huệ
- Khám bên phải thờ bài vị Vua Duy Tân
- Khám bên trái thờ bài vị Vua Thành Thái.
Phía 2 bên Điện Long Ân có Tả Hữu phối điện phía trước và Hữu Tòng viện phía sau nối thông với nhau. Ngoài vòng tường thành là điếm canh, nhà trực và khu nhà ở của các quan quân hộ lăng.

3. Kinh nghiệm tham quan lăng mộ của vị vua Dục Đức
Mặc dù lăng mộ của vị vua Dục Đức không lớn như các lăng tẩm khác của triều Nguyễn, nhưng khi đến tham quan, du khách sẽ cảm thấy thoải mái với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.
3.1. Giá vé và thời gian mở cửa của lăng mộ vua Dục Đức
Khi tham quan lăng mộ của vua Dục Đức, du khách sẽ được miễn phí vé vào cửa.
Thời gian mở cửa: Từ 7h30 đến 17h30 từ thứ hai đến thứ sáu.
3.2. Phương tiện di chuyển đến lăng mộ của vua Dục Đức
Nằm ngay tại trung tâm thành phố Huế, việc di chuyển đến Lăng Dục Đức rất thuận tiện và dễ dàng. Từ đường Lý Thường Kiệt, tiếp tục đi thẳng đến đường Trần Phú, sau đó rẽ vào đường Duy Tân, du khách sẽ nhìn thấy bảng hướng dẫn đường đi đến lăng vua Dục Đức.
Để di chuyển thuận tiện nhất, du khách nên thuê xe máy tại Huế với giá chỉ từ 80.000VNĐ/ngày để dễ dàng khám phá toàn bộ thành phố. Nếu đi cùng một nhóm lớn, du khách cũng có thể sử dụng dịch vụ taxi để di chuyển nhanh chóng.

Lăng Dục Đức ở Huế, mặc dù có kiến trúc đơn giản và khiêm nhường nhưng không gian rất trong lành, thoáng đãng, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho du khách. Đặc biệt, lăng này còn rất gần trung tâm thành phố. Bạn đã sẵn sàng khám phá Lăng Dục Đức trong chuyến đi sắp tới chưa?
Nếu bạn đến Huế du lịch, hãy kết hợp thêm chuyến đi đến Hội An vì hai điểm du lịch này nằm gần nhau. Nếu có cơ hội ghé thăm Hội An, đừng quên thư giãn tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An và tham gia các hoạt động giải trí tại VinWonders Nam Hội An. Khu nghỉ dưỡng, giải trí đa dạng về văn hóa sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm đặc biệt và đáng nhớ nhất.

