1. Huyết áp tăng cao gây ra những vấn đề gì?
Trước khi trả lời câu hỏi “khám huyết áp là gì”, các chuyên gia sẽ cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về nguy cơ của tình trạng tăng huyết áp kéo dài và vai trò quan trọng của việc kiểm soát huyết áp.
Huyết áp tăng cao có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe sau:
- Tác động đến tim mạch: Huyết áp cao gây xơ vữa mạch máu. Đáng lo ngại nhất là khi bệnh gây xơ vữa động mạch vành, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển máu nuôi tim, dẫn đến hàng loạt những hậu quả nghiêm trọng như bệnh tim mạch, suy tim và bệnh mạch vành,...
Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm do tình trạng tăng huyết áp gây ra
- Tăng nguy cơ đột quỵ: Rất nhiều bệnh nhân đột quỵ thường gặp phải những bất thường về huyết áp. Huyết áp tăng có thể gây xơ vữa mạch máu não, dẫn đến xuất huyết não hoặc tắc mạch máu não. Nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể gây tử vong.
- Suy giảm chức năng thận: Khi huyết áp tăng cao, hệ thống lọc cầu thận bị quá tải, gây tổn thương nghiêm trọng và suy giảm chức năng.
- Một số rủi ro khác về sức khỏe: Người mắc tăng huyết áp còn có thể đối mặt với một số bệnh lý nguy hiểm khác như tổn thương thần kinh ngoại biên, một số bệnh về võng mạc, bệnh sa sút trí tuệ và rối loạn cương dương,...
Tăng huyết áp rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Vì vậy, khám và phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời, kiểm soát bệnh là điều cần thiết nhất, giúp bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng trong tương lai.
2. Khám huyết áp là để làm gì?
Nhiều người thắc mắc “Khám huyết áp là để làm gì”. Thông thường, khi khám huyết áp cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ thực hiện theo quy trình sau:
- Kiểm tra lâm sàng:
+ Bác sĩ đo huyết áp cho người bệnh. Bệnh nhân cần chú ý các điều sau để kết quả đo huyết áp chính xác:
-
Người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ trong ít nhất 15 phút.
-
Không sử dụng chất kích thích khác trước khi kiểm tra huyết áp.
+ Bác sĩ thu thập thông tin về tiền sử bệnh cá nhân, chế độ ăn uống, lối sống từ người bệnh. Đây là những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp của họ.
+ Kiểm tra các triệu chứng vật lý của người bệnh.
- Bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết: Trong mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng. Một số xét nghiệm thường bao gồm:
+ Xét nghiệm đường huyết, mỡ máu, công thức máu, men tim, chức năng gan và thận, điện giải đồ, uric máu,...
+ Ngoài ra, người bệnh có thể cần phải thực hiện các phương pháp hình ảnh như chụp X-quang tim-phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim, siêu âm mạch máu, CT scan, khám mắt,... để đánh giá các biến chứng của tăng huyết áp.
3. Khi nào cần thực hiện kiểm tra huyết áp?
Nếu chỉ số huyết áp của bạn ở mức cao: huyết áp tâm trương bằng hoặc hơn 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm thu bằng hoặc hơn 140 mmHg, bạn nên đi khám.
Trong trường hợp người bệnh gặp chóng mặt hoặc ngất xỉu, việc cấp cứu cần được thực hiện ngay lập tức
Cần lưu ý rằng tăng huyết áp có các biểu hiện đa dạng. Đôi khi, người bệnh không thấy có dấu hiệu gì lạ thường và chỉ nhận biết khi đo huyết áp hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, tăng huyết áp cũng có thể gây ra một số triệu chứng như sau:
- Người bệnh thường cảm thấy buồn nôn và nôn.
- Thường gặp hoa mắt, chóng mặt, và nghe ù tai.
- Ngất xỉu, té ngã và gặp khó khăn trong việc nói.
- Cảm thấy yếu chân tay một cách bất ngờ.
- Bất ngờ gặp tình trạng miệng hoặc cả mặt bị méo.
Nếu thấy người bệnh xuất hiện các biểu hiện không bình thường như trên, người thân cần đưa ngay đi cấp cứu để được chăm sóc kịp thời, tránh nguy cơ đe dọa tính mạng.
4. Làm thế nào để kiểm soát tình trạng tăng huyết áp?
Khi gặp vấn đề về huyết áp, người bệnh cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý thay đổi liều lượng thuốc.
Để duy trì huyết áp ổn định, bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp sau đây:
- Kiểm soát cân nặng, giữ cân nặng ở mức độ hợp lý. Người bệnh cần giảm cân đối với trường hợp thừa cân hoặc béo phì.
Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để giảm nguy cơ tăng huyết áp
- Hãy duy trì một chế độ ăn lành mạnh bằng cách tăng cường rau xanh và trái cây trong khẩu phần, giảm thiểu dầu mỡ và không sử dụng muối quá nhiều.
- Thực hiện thể dục thường xuyên, tập luyện mỗi ngày.
- Có sẵn máy đo huyết áp tại nhà và thường xuyên theo dõi huyết áp của bản thân.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu và bia.
Nếu có bệnh nền, hãy điều trị và kiểm soát bệnh tốt.