1. Giai đoạn con mọc răng
Có lẽ, điều quan trọng nhất mà chúng ta cần lưu ý đó là theo dõi thời gian mọc răng của con, đặc biệt là khi những chiếc răng đầu tiên bắt đầu hình thành. Đây là một bước quan trọng đối với con, đánh dấu sự phát triển từng ngày của bé.
Khi con mọc răng, hai răng cửa bên dưới thường hình thành đầu tiên.
Khi các bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên thì chúng được gọi là răng sữa. Đối với hầu hết các bé, răng hình thành và mọc khi bé được khoảng 6 tháng tuổi trở lên. Trong đó, hai răng cửa ở hàm dưới thường là những chiếc răng sữa mọc sớm nhất.
Quá trình con mọc răng thường sẽ diễn ra cho đến khi bé được 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi, lúc đó 20 chiếc răng hầu như mọc đầy đủ. Tuy nhiên, có một số bé bắt đầu mọc răng sớm hoặc muộn hơn một chút so với bình thường. Ví dụ như bé có thể bắt đầu mọc răng từ lúc 3 - 5 tháng tuổi. Các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng về tình trạng này.
2. Dấu hiệu khi con mọc răng
Khi bắt đầu con mọc răng, các bé có rất nhiều biểu hiện khác lạ, vì vậy cha mẹ hãy theo dõi và kiểm tra xem bé có đang hình thành răng hay không nhé! Nhờ vậy chúng ta có thể chăm sóc và lưu giữ khoảnh khắc quan trọng ấy cho bé.
2.1. Thích cắn các đồ vật xung quanh
Một trong những dấu hiệu thường thấy khi bé bắt đầu mọc răng là bé thích cắn các đồ vật xung quanh. Bởi vì đây là thời điểm răng đang mọc lên và bé cảm thấy ngứa lợi, thích gặm các đồ vật mà bé nhìn thấy. Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường của bé.
Khi răng đang mọc, bé cảm thấy ngứa lợi và thích cắn các vật xung quanh.
Trong thời gian này, cha mẹ hãy để bé thực hiện theo phản xạ, cho bé cắn các đồ vật mà bé thích. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và vệ sinh, chúng ta nên chuẩn bị một số đồ vật an toàn, không độc hại khi bé cắn và được vệ sinh sạch sẽ cho bé.
2.2. Sốt nhẹ
Khi bé mọc răng, thường thấy bé có hiện tượng sốt nhẹ, đây là biểu hiện của hầu hết các bé trong giai đoạn hình thành răng. Nguyên nhân là do trong thời gian mọc răng, cơ thể của bé rất dễ bị vi rút, vi khuẩn tấn công. Hậu quả là bé bị sốt nhẹ.
Với tình trạng sốt nhẹ, cha mẹ chỉ cần theo dõi và chăm sóc bé tại nhà là bé sẽ ổn. Nếu như bé sốt cao liên tục, cơ thể tái tái và có thể bị co giật thì bạn nên đưa bé đi khám ngay lập tức.
2.3. Quấy khóc và biếng ăn
Trong thời gian bé mọc răng, bé có thể cảm thấy đau nhức lợi và hơi khó chịu, bứt rứt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bé và cha mẹ. Cụ thể, khi bé mọc răng, bé sẽ quấy khóc nhiều hơn khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Bạn có thể chơi với bé để bé vơi đi cảm giác nhức, khó chịu đó.
Bên cạnh đó, bé cũng trở nên biếng ăn hơn, một số bé còn bỏ bú, nguyên nhân là do răng mọc gây đau nhức. Chúng ta có thể dỗ dành để bé ăn sữa và uống nước nhiều hơn. Đối với các bé mọc răng trong thời gian ăn dặm, bạn nên cho bé ăn đồ ăn lạnh nhé!
Bên cạnh những dấu hiệu kể trên, các bé trong thời gian này cũng hay chảy dãi bởi vì bé còn nhỏ nên khả năng nuốt, kiểm soát nước bọt chưa tốt. Ngoài ra, trong giai đoạn răng mọc dây thần kinh số 5 bị kích thích. Điều này khiến cho bé chảy dãi nhiều hơn bình thường.
Bố mẹ rất lo lắng khi bé quấy khóc nhiều và biếng ăn.
Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ hãy dùng khăn, yếm quàng trước cổ cho bé và lau dãi cho bé bằng khăn mềm sạch.
3. Có cần lo lắng khi trẻ mọc răng sớm hoặc muộn?
Thực tế, không phải bé nào cũng mọc răng khi 6 tháng tuổi, một số trẻ mọc răng sớm hoặc muộn hơn chút so với bình thường. Cha mẹ thường cảm thấy lo lắng không biết việc này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và phát triển của con không?
Việc trẻ mọc răng sớm hoặc muộn không đáng lo ngại, phụ thuộc vào cơ thể và dinh dưỡng bé hấp thụ được. Cha mẹ không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề này.
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của bé là di truyền và lượng dinh dưỡng bé hấp thụ. Ví dụ, nếu các thành viên trong gia đình thường mọc răng sớm hoặc muộn hơn so với bình thường, bé cũng có thể mọc răng nhanh hoặc chậm theo. Di truyền có thể ảnh hưởng đến việc bé mọc răng.
Ngoài ra, cung cấp đủ chất dinh dưỡng là quan trọng cho quá trình mọc răng của bé. Vitamin D và canxi đóng vai trò quan trọng trong việc này. Vì vậy, ngoài việc cho bé ăn đủ chất, cũng nên cho bé tiếp xúc với nắng sớm hoặc chiều muộn.
Việc trẻ mọc răng sớm hoặc muộn so với bình thường không cần phải lo lắng.
Nếu chúng ta chăm sóc bé đúng cách, cung cấp đủ dinh dưỡng, hầu hết trẻ sẽ có bộ răng khỏe mạnh và đẹp đẽ.
4. Chăm sóc bé khi đang mọc răng
Trong thời gian này, hệ miễn dịch của bé có thể thay đổi, dễ dàng gặp sốt và quấy khóc nhiều hơn. Vì vậy, chúng ta cần chăm sóc con cẩn thận trong giai đoạn này.
Khi bé mọc răng, thường hay gặm, cắn đồ vật xung quanh. Để giúp bé giảm đau, hãy dùng khăn sạch, mềm thấm nước lạnh. Nước lạnh có tác dụng làm tê nướu, giảm đau cho bé.
Từ giai đoạn này, cha mẹ cần chăm sóc răng miệng cho bé vì nướu bé dễ bị vi khuẩn tấn công. Bắt đầu với việc vệ sinh nhẹ nhàng bằng khăn sạch, mềm. Khi bé quen, chuyển sang dùng bàn chải mềm dành cho trẻ.
Cha mẹ cần quan tâm đến vệ sinh răng miệng cho con.