1. Quyết định không sử dụng ngay lập tức số tiền bị chuyển nhầm
Khi nhận được số tiền chuyển nhầm, không hoàn trả hoặc không có khả năng hoàn trả, có thể bị xem xét xử phạt hành chính hoặc hình sự tùy thuộc vào giá trị của số tiền và tình tiết cụ thể của vụ việc. Chi tiết như sau:- Kỷ luật hành chính: Nếu nhận được số tiền chuyển nhầm và có dấu hiệu vi phạm hành vi “chiếm đoạt tài sản trái phép”, sẽ bị xem xét và kỷ luật hành chính theo Điều 15 (vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác), nghị định số 144/2021/NĐ-CP, với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép.
- Kỷ luật hình sự: Người nhận tiền chuyển nhầm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội 'chiếm giữ trái phép tài sản' theo quy định tại điều 176 Bộ luật hình sự 2015, đã được sửa đổi bổ sung năm 2017 (Bộ luật hình sự 2015). Nếu giá trị tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ tới 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm
- Quyết định khởi kiện đối với bên cố ý chiếm đoạt tài sản là không khó, người chuyển nhầm chỉ cần làm đơn yêu cầu xác minh giao dịch chuyển nhầm kèm theo đơn khởi kiện chủ tài khoản nộp lên tòa án để được thụ lý. Sau khi thụ lý, tòa án sẽ yêu cầu Ngân hàng cung cấp thông tin chi tiết của người nhận tiền chuyển nhầm không hoàn trả để tiến hành tống đạt và xét xử vụ án.
2. Tuyệt đối không chuyển trả tiền khi chưa xác định chính xác chủ nhân của số tiền đó
Để tránh rơi vào tình trạng bị lừa đảo khi đòi tiền nhiều lần cũng như đảm bảo tính chính xác khi trả lại tiền cho người chuyển nhầm, anh em cần thực hiện những bước sau đây:- Trong trường hợp người chuyển nhầm là Doanh nghiệp, quý vị cần yêu cầu văn bản xác nhận về sự chuyển nhầm, số tiền và thông tin chi tiết về tài khoản cần hoàn trả. Văn bản này phải được ký, đóng dấu bởi người đại diện pháp luật của công ty và được ngân hàng xác nhận. Khi có văn bản này, quý vị có thể tiến hành chuyển lại tiền cho Doanh nghiệp.
- Nếu người chuyển nhầm là Cá nhân, quý vị nên có xác nhận từ ngân hàng về tên, số tài khoản, số tiền và thời điểm chuyển nhầm. Nếu thông tin này khớp với những gì quý vị đã biết về số tiền chuyển nhầm, hãy thực hiện chuyển trả. Việc có xác nhận từ Ngân hàng giúp đảm bảo có chứng cứ và xác nhận chính xác nhất về thông tin.
- Nếu Doanh nghiệp hoặc Cá nhân chuyển nhầm yêu cầu chuyển vào tài khoản khác không thuộc sở hữu của họ, quý vị cần có văn bản xác nhận và thực hiện chuyển trả tại ngân hàng chuyển để có chứng cứ. Theo quan điểm cá nhân, tránh tình huống này là lựa chọn tốt nhất. Trong trường hợp chuyển nhầm, việc hoàn trả ngược lại cho người chuyển là phương án an toàn nhất.