Lưu huỳnh dioxide | |
---|---|
Tên khác | Sulfur dioxide Lưu huỳnh(IV) Oxide Sunfurơ anhydride |
Nhận dạng | |
Số CAS | 7446-09-5 |
PubChem | 1119 |
Số EINECS | 231-195-2 |
KEGG | D05961 |
MeSH | Sulfur+dioxide |
ChEBI | 18422 |
ChEMBL | 1235997 |
Số RTECS | WS4550000 |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ |
InChI | đầy đủ |
Tham chiếu Beilstein | 3535237 |
Tham chiếu Gmelin | 1443 |
UNII | 0UZA3422Q4 |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | SO2 |
Khối lượng mol | 64,0648 g/mol |
Bề ngoài | khí không màu |
Khối lượng riêng | 2,551 g/L, khí |
Điểm nóng chảy | −72,4 °C (200,8 K; −98,3 °F) |
Điểm sôi | −10 °C (263 K; 14 °F) |
Độ hòa tan trong nước | 9,4 g/100 mL (25 ℃) |
Độ axit (pKa) | 1,81 |
Cấu trúc | |
Hình dạng phân tử | Bent 120° |
Mômen lưỡng cực | 1,63 D |
Các nguy hiểm | |
Phân loại của EU | độc hại |
NFPA 704 |
0
3
0
|
Chỉ dẫn R | R23 R34 |
Chỉ dẫn S | (S1/2) S9 S26 S36/37/39 S45 |
Điểm bắt lửa | không cháy |
Các hợp chất liên quan
| |
Hợp chất liên quan | Lưu huỳnh monoxide Lưu huỳnh trioxide |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). Tham khảo hộp thông tin |
Khí lưu huỳnh dioxide (hay còn gọi là sunfurơ anhydrit, lưu huỳnh(IV) oxit, SO2) là một hợp chất hóa học với công thức SO2. Đây là sản phẩm chính từ quá trình đốt cháy các hợp chất chứa lưu huỳnh và có tác động tiêu cực đến môi trường. SO2 thường được mô tả là 'mùi hôi lưu huỳnh bị đốt cháy'. Khí lưu huỳnh dioxide là một chất khí vô cơ không màu, nặng hơn không khí. Nó có khả năng làm đục nước vôi, làm mất màu dung dịch brom và cánh hoa hồng.
Tính chất hóa học
Khí lưu huỳnh dioxide là một oxit axit, tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu H2SO3.
- S + O2 → SO2
- SO2 + H2O → H2SO3
SO2 là một chất khử mạnh khi phản ứng với một chất oxy hóa mạnh:
- SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 (Phản ứng làm mất màu nước brom)
- 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
SO2 là một chất oxy hóa khi phản ứng với các chất khử mạnh hơn
- SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
- SO2 + 2Mg → S + 2MgO
Tác hại
Lưu huỳnh dioxide là một trong những chất gây ô nhĩm môi trường. Nó phát sinh như là sản phẩm phụ trong quá trình đốt cháy than đá, dầu, khí đốt.
Nó là một trong những chất gây ra mưa axit ăn mòn các công trình, phá hoại cây côy, biến đất đai thành hoang mạc.
Khí SO₂ gây bệnh cho người như viêm phổi, đau mắt, viêm đường hô hấp...
Điều chế
- Trong phòng thí nghiệm:
Na₂SO₃ + H₂SO₄ → Na₂SO₄ + H₂O + SO₂↑
- Trong công nghiệp:
- Đốt lưu huỳnh: S + O₂ (t°) → SO₂
- Đốt pyrit sắt (FeS₂): 4FeS₂ + 11O₂ → 2Fe₂O₃ + 8SO₂↑
Hợp chất lưu huỳnh |
---|