Một số gợi ý từ các chuyên gia cho biết, cha mẹ có thể bắt đầu đeo lỗ tai cho bé khi bé đủ 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, điều này không phù hợp với mọi trẻ. Chuyên mục chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ cung cấp thông tin chi tiết về việc đeo lỗ tai cho bé.
Khi nào là thời điểm an toàn để đeo lỗ tai cho bé?
Hầu hết bác sĩ chuyên khoa nhi sẽ khuyên rằng 2 tháng tuổi là thời điểm phù hợp nhất để đeo lỗ tai cho bé, mặc dù có người khuyến khích cha mẹ đợi cho bé lớn hơn.
2 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để bấm lỗ tai cho bé. Nguồn: istockphoto
Việc bấm lỗ tai khi trẻ lớn hơn sẽ gặp khó khăn. Bởi lẽ, khi đó trẻ có thể phản ứng bằng cách la hét, rống rã, và không ngồi im để thực hiện.
Do đó, quyết định về thời điểm bấm lỗ tai cho trẻ cần dựa vào sự quan sát kỹ lưỡng và quyết đoán của cha mẹ, để quá trình này diễn ra thuận lợi và an toàn.
Điều lợi của việc bấm lỗ tai cho bé
Bấm lỗ tai sớm sẽ giúp bé ít cảm nhận đau đớn hơn và ít có ý thức về sự thay đổi ở vùng tai. Trẻ sẽ ít quấy rối tai và ít nhất là bứt tai hơn so với những trẻ đã biết đi và nói.
Ở một số quốc gia, xỏ khuyên để phân biệt bé trai và bé gái. Nguồn: istockphoto
Hơn nữa, việc xỏ tai còn mang ý nghĩa văn hoá. Tại một số quốc gia phương Đông, việc này không chỉ để đẹp mà còn để phân biệt giới tính của bé. Ở một số dân tộc thiểu số, lỗ tai càng lớn thì được coi là đẹp hơn.
Biện pháp phòng tránh an toàn khi xỏ lỗ tai cho bé
Xỏ lỗ tai cho trẻ sơ sinh dường như dễ dàng, nhưng việc này đòi hỏi sự vô khuẩn gần như tuyệt đối.
Việc xỏ lỗ tai cho bé phải được thực hiện tại các cơ sở có cấp phép và đảm bảo uy tín. Những người thực hiện việc này cần được đào tạo về quy trình vệ sinh và lựa chọn lỗ xỏ phù hợp. Cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế có dịch vụ xỏ tai vì ở đó, đội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng được đào tạo chuyên môn, giúp cha mẹ an tâm hơn về chất lượng dịch vụ.
Các cơ sở y tế có dịch vụ bấm lỗ tai cho bé. Nguồn: istockphoto
Chăm sóc lỗ xỏ sau khi bấm cũng rất quan trọng. Hãy giữ vệ sinh lỗ xỏ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn 2 lần/ngày để tránh nhiễm trùng. Thời gian lành vết thương tùy thuộc vào vị trí xỏ và có thể kéo dài từ 4 - 6 tuần.
Tránh ngoáy tai và tiếp xúc với vi khuẩn giúp vết thương nhanh lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Cha mẹ nên sát khuẩn tay của mình trước khi vệ sinh lỗ bấm tai cho trẻ.
Bài viết tương tự: Top bệnh viện và phòng khám Nhi tại TPHCM
Chọn loại hoa tai phù hợp
Hoa tai làm từ titan, vàng hoặc bạc nguyên chất giúp giảm nguy cơ kích ứng da. Lỗ xỏ là vết thương hở nên bông tai phải an toàn với da, đặc biệt là da của trẻ sơ sinh. Để tránh dị ứng, cha mẹ nên chọn loại hoa tai từ chất liệu ít gây kích ứng nhất với da.
Hạn chế sử dụng những khuyên tai dài, lủng lẳng vì trẻ nhỏ rất hiếu động. Những loại này dễ móc vào các vật dụng xung quanh khi trẻ chơi, gây tổn thương vùng tai.
Các hoa tai có hoạ tiết sắc nhọn cũng có thể làm tổn thương vùng gáy và cổ bé khi ngủ. Loại hoa tai nên có chốt cài sau tai, tránh gây khó chịu cho bé.
Hãy ưu tiên chọn khuyên tai có chốt cài dính chặt ở phía sau tai. Nguồn: istockphoto
Dấu hiệu cho biết bé của bạn bị nhiễm trùng sau khi xỏ lỗ tai
Có vết đỏ ở vùng tai
Sau khi xỏ, vùng tai của bé có thể trở nên đỏ trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu vết đỏ kéo dài mà không thấy dấu hiệu giảm, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai sau khi xỏ khuyên.
Có dấu hiệu chất dịch chảy ra từ lỗ xỏ tai
Khi phát hiện chất dịch không màu, có mùi hôi chảy từ vị trí xỏ tai, đó là dấu hiệu chắc chắn bé của bạn đã bị viêm nhiễm và mưng mủ vùng tai.
Sốt
Sốt là dấu hiệu cho thấy bé đã bị nhiễm trùng. Nếu bé có sốt cao trong vài giờ sau khi xỏ khuyên, cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị ngay.
Bài viết liên quan: Hạ sốt cho trẻ sơ sinh - Khi nào nên sử dụng thuốc hạ sốt?
Việc bấm lỗ tai cho bé sau 2 tháng tuổi được coi là an toàn. Bé sẽ ít cảm thấy đau hơn khi được bấm lỗ tai từ sớm. Cha mẹ cần chú ý lựa chọn địa điểm uy tín, an toàn để thực hiện việc này. Đồng thời, cần chăm sóc và vệ sinh kỹ lưỡng vùng tai của bé sau khi bấm lỗ tai.
Yến Nga tổng hợp từ verywellfamily