1. Một bi kịch của việc so sánh bản thân với người khác là có quá nhiều người để so sánh. Một vài học giỏi hơn, một vài đẹp hơn, một vài nói chuyện khéo léo hơn: kết quả là bạn không biết mình đang so sánh với ai. Bạn sử dụng ưu điểm của hàng trăm người để chỉ trích khuyết điểm của một người. Nếu lấy người khác làm tiêu chuẩn, bạn sẽ có hàng ngàn tiêu chuẩn: và trong trường hợp này, quá nhiều tiêu chuẩn nghĩa là không có tiêu chuẩn nào.
Facebook, Instagram khiến bạn cảm thấy tồi tệ vì bạn có thể vượt qua một số người nhưng không bao giờ vượt qua 'người khác'. Với mọi người cùng so sánh với nhiều 'tấm gương' cùng một lúc, mọi người đều hoảng loạn không biết nên lựa chọn 'tấm gương' của ai: chúng ta đều là người gây ra vấn đề và cũng là nạn nhân. Một trò chơi mà không ai thắng và tất cả đều thua.
Nếu việc chiến thắng 'người khác' là mục tiêu, đó sẽ là một mục tiêu không bao giờ đạt được: vì vậy bạn sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu.
2. Người khác luôn có những điều mà bạn không có: Trên Facebook, có người có cuộc sống tốt hơn, lương cao hơn, họ có nhiều thành công hơn... Nếu chỉ tập trung so sánh với một người cố định, có lẽ chúng ta sẽ không phải khóc nhiều như vậy.
Con trai ghen tỵ (Anh có gì đặc biệt hơn tôi – từ MVH '2 người'), con gái ghen tỵ (Cô ấy có điều gì mà người yêu lại thích cô ấy hơn tôi – từ MVH 'tay 3'), và con người ghen tức (GATO – so sánh với vô số người). Tự ngưỡng mộ người khác cũng là điều tốt, trừ khi việc ngưỡng mộ họ làm bạn tự hạ thấp bản thân.
Cách duy nhất để chiến thắng trong trò chơi này là ngưng chơi: đổi sang một trò chơi khác (như so sánh với bản thân ở ngày hôm qua, hoặc ngừng so sánh hoàn toàn).
3. Khi bạn hiểu rõ những gì bạn muốn, bạn sẽ không còn quá quan tâm đến thành công của người khác (và bạn cũng sẽ không cảm thấy thất bại về bản thân mình). Giống như không ai nhìn vào Bill Gates để tự nhận mình nghèo (Bởi vì chẳng liên quan), bạn sẽ không cảm thấy tức giận nếu bạn có một danh sách rõ ràng về những gì bạn muốn. Giống như khi bạn ăn chay, tất cả món ăn sang trọng cũng không khiến bạn thèm muốn: Bởi vì bạn không còn 'có ý định'.
Khi đó, 'Đây không phải là điều mà tôi muốn', là một câu thần chú bạn có thể sử dụng để nhắc nhở mình mỗi khi bạn cảm thấy ghen tức (và bắt đầu trò tự trách bản thân). Trong thời gian học, chúng ta thường buồn vì mọi thứ đều được coi là quan trọng (Điểm số là quan trọng; Giáo viên, cả lớp trưởng đều quan trọng; Học sinh giỏi là quan trọng; Trông 'cool' là quan trọng). Bởi vì mọi thứ đều quan trọng, nên bạn không biết cái gì thực sự quan trọng.
Biết điều gì không quan trọng cũng không kém quan trọng như việc biết mình quan trọng điều gì.