1. Triệu chứng khó chịu khi thay đổi thời tiết
Bệnh lý xương khớp thường gặp ở người cao tuổi hoặc xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn do đặc tính nghề nghiệp, chấn thương hoặc chế độ dinh dưỡng không cân đối. Trong đó, viêm khớp là căn bệnh về khớp phổ biến nhất gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động hàng ngày như đau đớn và cứng khớp.
Bệnh lý xương khớp là một vấn đề phổ biến ngày nay
Viêm khớp có nhiều loại khác nhau, trong đó thường gặp nhất là 2 loại gồm:
-
Viêm xương khớp: Thường xuất hiện ở khớp đầu gối, hông, khớp tay, cột sống,… do phần bọc đầu xương bị mòn và tổn thương.
-
Viêm khớp dạng thấp: thường gặp ở khớp tay, khớp bàn chân, khớp gối, khớp lưng,… Đây là bệnh lý tự miễn gây ra triệu chứng như đỏ, cứng, sưng đau khớp,…
Người mắc bệnh viêm khớp rất nhạy cảm với thay đổi thời tiết vì ảnh hưởng của nhiệt độ và áp suất. Mỗi khi thời tiết chuyển mùa, cơn đau nhức xương khớp tăng mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
Người mắc bệnh viêm khớp thường cảm thấy đau nhức nặng hơn khi thời tiết thay đổi
Người bệnh sẽ có các biểu hiện sau:
-
Khớp đầu gối, cổ tay sưng to, tê buốt, gây khó khăn trong vận động hàng ngày.
-
Cứng khớp thường xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng khi mới thức dậy.
-
Cảm giác như có kiến bò trong khớp hoặc xương, gây đau nhói khó chịu mỗi khi thời tiết thay đổi.
Viêm khớp kéo dài khi không được điều trị tốt sẽ làm sụn khớp bị mòn, khiến đau nhức khi thời tiết thay đổi trở nên rõ rệt hơn.
2. Tại sao thời tiết thay đổi thường gây ra đau nhức chân tay nghiêm trọng?
Thay đổi thời tiết có thể làm tình trạng đau nhức ở chân tay và các khớp trong cơ thể người bệnh xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy tại sao lại xuất hiện đau nhức chân tay khi thời tiết thay đổi?
Dưới đây là những nguyên nhân chính:
2.1. Thay đổi áp suất khí quyển
Ít người biết rằng, hệ thống xương khớp và các mô trong cơ thể chúng ta khá nhạy cảm với áp suất khí quyển ở môi trường sống. Khi thời tiết biến đổi, áp suất khí quyển cũng thay đổi, đặc biệt là khi chuyển mùa lạnh khiến áp suất thấp hơn. Yếu tố này kích thích các mô bị nở ra, tạo áp lực lên các khớp.
Các khớp đã bị viêm và bào mòn trước đó phải chịu thêm áp lực do các mô nở ra, từ đó tình trạng đau nhức và các triệu chứng khớp khác cũng trở nên rõ ràng hơn.
Thời tiết chuyển lạnh khiến áp suất không khí giảm, làm tăng áp lực lên các khớp
2.2. Biến động nhiệt độ
Ngoài áp suất khí quyển, biến động nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến dịch khớp. Đồng thời, các phản ứng của mô lân cận khớp trở nên phức tạp hơn, làm tăng tình trạng viêm ở khớp và người bệnh có phản ứng sưng đau rõ ràng hơn.
2.3. Hệ thống miễn dịch suy giảm
Thay đổi thời tiết cũng làm suy giảm sức đề kháng của người bệnh, khiến họ khó chịu những cơn đau nhức khớp gia tăng.
Viêm khớp là một bệnh khó điều trị, người bệnh thường phải chịu đựng bệnh và đau nhức trong nhiều năm. Tuy nhiên, việc chăm sóc và điều trị tốt cũng giúp họ không còn lo sợ về đau đớn khi thời tiết thay đổi.
3. Phòng ngừa và giảm đau nhức chân tay khi thời tiết biến đổi
Dựa trên cơ chế tác động của thời tiết đối với đau nhức chân tay ở người mắc bệnh xương khớp và viêm khớp, dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa và giảm triệu chứng hiệu quả.
3.1. Giữ ấm cơ thể
Khi bước vào giai đoạn chuyển mùa và thay đổi thời tiết, người mắc bệnh xương khớp cần chủ động giữ ấm cho cả cơ thể và các khớp bị ảnh hưởng. Ngoài việc mặc quần áo ấm, che kín cơ thể và tránh tiếp xúc với không khí lạnh, họ nên sử dụng túi nhiệt để chườm ấm, thường xuyên tập co duỗi khớp kết hợp với xoa bóp để làm ấm các khớp tự nhiên.
Giữ ấm các khớp giúp giảm cảm giác đau nhức khi thời tiết biến đổi
Cần lưu ý rằng nếu khớp bị viêm và sưng, không nên sử dụng phương pháp chườm ấm vì có thể làm tăng nguy cơ xung huyết vùng chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
3.2. Massage các khớp và vùng xung quanh
Massage các bàn chân, khớp gối hay các khớp tay bị sưng viêm giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau nhức khi thời tiết thay đổi. Hãy thực hiện massage khớp và vùng xung quanh từ 3 - 5 lần mỗi tuần để tăng cường sức khỏe khớp, đặc biệt khi thời tiết biến đổi. Điều này cũng giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức tay chân.
3.3. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Đau nhức xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn khi sức đề kháng cơ thể suy giảm trong khi thời tiết biến đổi, khả năng chịu đau của bạn cũng giảm đi. Hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì sức khỏe và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Người mắc bệnh xương khớp cần tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp giảm đau nhức và hồi phục xương khớp như:
-
Thực phẩm giàu axit béo omega-3 giúp nuôi dưỡng, tái tạo mô sụn khớp như cá ngừ, cá hồi, hạt,…
-
Thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất tăng cường sức đề kháng và khả năng chống đau nhức như: rau xanh, hạt mầm, đậu nành, hoa quả,…
-
Thực phẩm giàu canxi giúp tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai của xương khớp như sữa và các sản phẩm từ sữa, rau xanh,…
Chế độ ăn uống hợp lý giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể
3.4. Tập luyện giảm đau nhức chân tay
Việc tập thể dục, vận động phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, tăng cường sự linh hoạt và tốc độ phục hồi sau chấn thương đối với người mắc bệnh xương khớp. Tuy nhiên, nếu không tập luyện đúng cách, người bệnh có thể gặp phải các chấn thương không mong muốn. Vì vậy, hãy thảo luận với bác sĩ về các bài tập phù hợp cho tình trạng xương khớp của bạn.
Với các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa trên, tình trạng đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết sẽ được cải thiện. Trong trường hợp đau nhức kéo dài, nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và cuộc sống, bạn nên đi khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Không nên để bệnh xương khớp kéo dài, không điều trị có thể gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe và khả năng vận động sau này.