1. Các chất dinh dưỡng trong khoai sọ
Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi 'Khoai sọ có làm bạn béo không?' chúng ta cần hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng có trong khoai sọ.
Giống như khoai lang hoặc khoai môn, khoai sọ thuộc họ thực phẩm giàu tinh bột, được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Mỗi củ khoai sọ nặng 100g chứa 1,1g protein; 0,2g chất béo; 19g carbohydrate và nhiều chất khoáng như canxi, photpho, magiê, natri, kali, sắt, kẽm, đồng, vitamin C, thiamin, riboflavin và niacin.
Trong khoai sọ cũng chứa nhiều chất xơ và nước, hai thành phần này hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón cho cơ thể. Chất xơ trong khoai sọ cũng có tác dụng tích cực đối với sức khỏe tim mạch, giúp ngăn ngừa các tác động xấu đến trái tim, giảm nguy cơ mắc tiểu đường và ung thư ruột.
Trong khoai sọ có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe
2. Khoai sọ có làm bạn tăng cân không?
Để biết 'Khoai sọ có làm bạn tăng cân không?' ta cần biết khoai sọ cung cấp bao nhiêu calo cho cơ thể. Trong 100g khoai sọ cung cấp khoảng 115 - 118 calo. So với nhu cầu năng lượng của người trưởng thành là 2000 calo/ngày, khoai sọ chỉ đáp ứng một lượng calo khá thấp. Điều này cho thấy, ăn khoai sọ không gây tăng cân, phù hợp với thực đơn của những người muốn giảm cân. Chất xơ trong khoai sọ cũng giúp giảm cảm giác đói, duy trì cảm giác no lâu và kiểm soát lượng thức ăn hấp thụ vào cơ thể.
Mặc dù khoai sọ có hàm lượng calo thấp, nhưng không nên chế biến khoai sọ thành các món chiên hay bánh khoai sọ. Vì khi chế biến như vậy sẽ làm tăng lượng calo. Việc cân nhắc chế biến khoai sọ sao cho lượng calo vẫn thấp là cần thiết.
Khoai sọ có hàm lượng calo thấp nên phù hợp với những người đang trong chế độ ăn kiêng
3. Tác dụng của việc ăn khoai sọ
Với giá trị dinh dưỡng cao, việc ăn khoai sọ có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như:
- Kích thích quá trình tiêu hóa: Khoai sọ chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón, tiêu chảy, loét dạ dày, và trào ngược thực quản.
- Kiểm soát đường huyết: Carbohydrate trong khoai sọ thuộc loại tinh bột kháng, giúp ổn định đường huyết, kiểm soát cân nặng và phòng ngừa đái tháo đường.
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Khoai sọ giàu kali, giúp điều chỉnh huyết áp và bảo vệ tim mạch khỏi căng thẳng và các vấn đề tim mạch mạn tính.
- Phòng ngừa ung thư: Trong khoai sọ có chứa Quercetin - một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do và ngăn chặn sự hình thành bệnh ung thư.
Khoai sọ với hàm lượng chất xơ cao giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa
4. Chiêu ăn khoai sọ giúp giảm cân
Nguyên tắc ăn khoai sọ trong chế độ giảm cân là hạn chế lượng calo tổng của bữa ăn và tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe mà khoai sọ mang lại.
*Khoai sọ hấp:
Đây là phương pháp nấu khoai sọ đơn giản, ít calo nhất so với các phương pháp khác. Nấu khoai sọ hấp giữ nguyên lượng vitamin C, kali và chất xơ tự nhiên.
Cách nấu khoai sọ luộc là bạn rửa sạch khoai sọ, cho vào nồi và đun sôi khoảng 20 phút. Nếu muốn khoai sọ thêm đậm đà, bạn có thể thêm một ít muối vào nước luộc.
*Canh khoai sọ nấu cùng sườn heo:
Canh khoai sọ nấu sườn heo là một món chứa nhiều tinh bột, chất xơ và vitamin C từ khoai sọ cùng với các loại rau. Món canh này cũng cung cấp đầy đủ chất đạm từ sườn heo.
Cách chuẩn bị món này như sau:
- Hầm sườn heo khoảng 30 phút để có nước dùng cốt.
- Sơ chế hành và tỏi để xào thơm với khoai sọ trong khoảng 5 phút;
- Đổ nước sườn heo đã hầm vào phần hỗn hợp khoai sọ và hành tỏi, tiếp tục hầm trong khoảng 15 - 20 phút;
- Thêm gia vị theo khẩu vị và rau thơm, đun thêm khoảng 1 phút rồi tắt bếp.
Canh khoai sọ nấu sườn heo không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn thơm ngon, dễ ăn
*Khoai sọ nướng:
Khoai sọ khi nướng sẽ mang lại hương vị thơm ngon, đặc biệt và hấp dẫn hơn. Phương pháp này dễ thực hiện và không cần thêm bất kỳ gia vị hoặc dầu mỡ nào.
Cách chế biến khoai sọ nướng là rửa sạch khoai, để ráo nước. Bật lò nướng ở nhiệt độ 200 - 220 độ C trong khoảng 10 phút để làm nóng lò. Xếp khoai sọ đã rửa sạch vào lò và nướng trong khoảng 20 - 25 phút.
Bạn có thể thưởng thức khoai sọ nướng kèm với nước sốt hoặc gia vị theo sở thích. Chọn nước chấm ít calo để không ảnh hưởng đến quá trình giảm cân.
5. Một số lưu ý trước khi thưởng thức khoai sọ
Mặc dù khoai sọ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng vẫn có những trường hợp cần hạn chế tiêu thụ như:
- Người mắc bệnh sỏi thận: Trong khoai sọ chứa canxi oxalat, có thể gây ra sỏi thận khi tích tụ trong cơ thể;
- Người mắc bệnh Gout: Purine trong khoai sọ có thể tạo ra axit uric, gây ra các vấn đề liên quan đến Gout;
- Người có cơ địa dị ứng: Những người có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng với các loại cây họ ráy cần cân nhắc tránh ăn khoai sọ và tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ.