Occupational therapy | |
---|---|
Phương pháp can thiệp | |
Chuyên gia trị liệu hải quân Hoa Kỳ điều trị cho bệnh nhân ngoại trú | |
ICD-9-CM | 93.83 |
MeSH | D009788 |
Khôi phục chức năng (KPCN), theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, là những biện pháp y tế, kinh tế, xã hội, giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật để phục hồi chức năng, giảm thiểu tác động của khuyết tật, đảm bảo người khuyết tật hội nhập xã hội và tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội. Đây là một trong ba lĩnh vực của y học bao gồm phòng bệnh, chữa bệnh và khôi phục chức năng.
Khôi phục chức năng là những kỹ thuật giúp cân bằng sinh học các chức năng của cơ thể con người. Nó không chỉ giúp người bệnh thích nghi với môi trường sống mà còn ảnh hưởng đến môi trường và xã hội, tạo nên sự thống nhất cho quá trình hội nhập của người bệnh.
Mục đích-vai trò
Trước đây, nhiều bác sĩ chỉ tập trung vào phòng và chữa bệnh mà không chú ý đến sức khỏe sau khi điều trị. Ngày nay, ngành phục hồi chức năng được xem là một phần quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe sau khi điều trị bệnh. Đây là một lĩnh vực được xây dựng dựa trên cơ sở y học hiện đại và cổ điển, đã trải qua quá trình nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, đã chứng minh vai trò quan trọng trong lĩnh vực y học.
Phục hồi chức năng nhằm khôi phục khả năng hoạt động của một cơ quan, một phần của cơ thể người bị suy giảm, rối loạn, mất đi hoặc có nguy cơ trở thành người khuyết tật, tàn tật...
Phục hồi chức năng còn đem lại một cách tối đa các chức năng đã suy giảm hoặc mất đi cho người bệnh, tăng cường khả năng còn lại để giảm thiểu hậu quả của khuyết tật.
Thay đổi tích cực suy nghĩ và thái độ của xã hội, góp phần tạo sự chấp nhận của xã hội đối với người khuyết tật, coi họ là thành viên bình đẳng trong cộng đồng.
Cải thiện điều kiện sống tại nhà, nơi làm việc, công cộng, hạ tầng giao thông, trường học... để người khuyết tật có thể tham gia lao động, học hành và tham gia vào các hoạt động xã hội (chuyển từ phương pháp y tế sang phương pháp xã hội).
Tạo ra các cơ hội vui chơi, học tập và việc làm cho người khuyết tật, thu hút họ, gia đình và cộng đồng tham gia vào quá trình phục hồi.
Đưa người khuyết tật thích nghi tối đa với hoàn cảnh của họ và nâng cao ý thức xã hội về trách nhiệm đối với cuộc sống độc lập của họ trong gia đình và cộng đồng.
Tóm lại, phục hồi chức năng là một phương pháp sáng tạo về khoa học và nghệ thuật, giúp người bệnh phát triển và tận dụng tối đa các khả năng còn lại về thể chất, tinh thần, kinh tế và xã hội để tự giúp mình, trở lại với cộng đồng. Nó biến những người tàn tật thành những người Tàn mà không Phế.
Các nguyên tắc căn bản
Tôn trọng vai trò của người khuyết tật, gia đình và cộng đồng trong quá trình phục hồi chức năng.
Đánh giá chính xác tình trạng khuyết tật và sức khỏe của người bệnh để chỉ định các phương pháp tập luyện phục hồi phù hợp, đúng thời điểm và mức độ, từ đó đạt được kết quả phục hồi tối ưu nhất.
Phục hồi ngay từ giai đoạn sớm, song song với quá trình điều trị để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tránh các biến chứng và rút ngắn thời gian điều trị cũng như phục hồi sau này.
Luôn khuyến khích người bệnh duy trì hoạt động vì đó là cách để duy trì sức khỏe. Quan trọng là không làm hộ cho người bệnh khi họ có thể tự giúp mình, vì điều đó sẽ làm mất đi tính độc lập và tự tin của họ. Chúng ta cần khuyến khích người bệnh tự giúp mình trong phạm vi có thể với mục đích hỗ trợ họ trong quá trình phục hồi.
Các hình thức
Trên thế giới hiện nay có 3 hình thức phục hồi chức năng:
Phục hồi chức năng dựa vào bệnh viện và các trung tâm phục hồi chức năng. Hình thức này đã được triển khai rộng rãi từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới.
- Ưu điểm: Kết quả phục hồi nhanh hơn và áp dụng được cho nhiều trường hợp bệnh khó nhờ có đội ngũ chuyên gia có trình độ cao và sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại.
Phục hồi chức năng ngoại viện của các cán bộ chuyên khoa từ các viện, các trung tâm xuống địa phương để tập luyện và phục hồi cho người bệnh.
- Ưu điểm: Các cán bộ chuyên khoa trực tiếp tập luyện nên tiến độ phục hồi nhanh hơn, và số lượng người khuyết tật được tập luyện nhiều hơn so với hình thức trước.
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, người khuyết tật được tập luyện phục hồi ngay tại cộng đồng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng. Hình thức này nhấn mạnh vào việc xã hội hóa hoạt động phục hồi chức năng.
Các kỹ thuật và phương pháp phục hồi chức năng
Kỹ thuật can thiệp phục hồi chức năng
- Ưu điểm của Kỹ thuật can thiệp phục hồi chức năng