Hối tiếc lớn nhất của tôi là không sớm tìm hiểu về ngành nghề. Dù hiện tại tôi vẫn đang học ngành mình mong muốn và cảm thấy hài lòng với nó, nhưng tại sao tôi lại nói vậy?
Chắc hẳn bạn đang tò mò rồi đúng không?
Thực ra, khi học lớp 12, tôi đã không chú trọng vào điều này. Kết quả là tôi học không có mục tiêu rõ ràng và không có cơ hội nhập học trường đại học mơ ước. Tôi đã phải mất thời gian để vượt qua cảm giác thất vọng và tìm kiếm con đường mới. Nhưng hãy tin tôi, nó không hề dễ dàng chút nào.
Tôi nhận thấy nhiều bạn trẻ cũng đang đối mặt với vấn đề này giống như tôi trước đây. Vì vậy, mong rằng sau khi đọc bài viết này, các bạn sẽ nhanh chóng tìm ra hướng đi đúng và thời điểm phù hợp nhất!
Ngành nghề là điều sẽ ảnh hưởng suốt cuộc đời, không chỉ trong vài năm học trên ghế nhà trường. Không bao giờ là quá muộn để chọn ra “người bạn nghề” của mình.
Việc lựa chọn ngành nghề mang lại tầm quan trọng vô cùng lớn bởi:
- Nắm bắt cơ hội để phát triển.
- Phát huy hết khả năng và năng lực.
- Làm việc một cách hiệu quả, đầy nhiệt huyết, luôn đam mê với công việc.
- Sự ổn định trong cuộc sống là điều quan trọng vì tiền bạc thường ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
TÌNH HÌNH HIỆN TẠI
Trong giai đoạn lớp 12, khi áp lực và thách thức đối diện, mọi người đều rơi vào tình trạng bối rối, không biết sở trường và sở thích của mình là gì. Bài tập ngập đầu cùng với áp lực từ gia đình và giáo viên. Đây cũng là thời điểm quyết định quan trọng đầu tiên của cuộc đời mỗi người trẻ 18 tuổi.
Một số người đã chuẩn bị từ lâu vì đã chọn được ngành nghề mình muốn theo đuổi, nhưng lại là ít. Phần lớn còn lại chưa sẵn sàng, thậm chí có nhận thức về tầm quan trọng của việc này nhưng lại chưa bao giờ dành thời gian nghiêm túc để tìm hiểu từ sớm. Khi đến lúc phải chọn nguyện vọng, họ lại vội vàng. Khi bắt đầu học, họ cảm thấy bị choáng ngợp, không theo kịp bạn bè, không hứng thú với học tập. Điều này dẫn đến áp lực lớn và thậm chí là bỏ học.
Thiếu mục tiêu và ước mơ cụ thể khiến các bạn thiếu động lực cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Sau đó, họ hối tiếc vì có thể đã cố gắng hết sức nhưng không đạt được kết quả mong muốn.
NHỮNG TIÊU CHÍ QUAN TRỌNG KHI CHỌN NGÀNH NGHỀ
Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng, không thể đưa ra quyết định cuối cùng trong một hoặc hai ngày mà cần thời gian dài để tập trung nghiên cứu.
Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn lựa chọn ngành nghề.
- Đam mê và sở thích cá nhân của bạn.
- Nhu cầu của xã hội đối với ngành nghề đó.
- Cơ hội tiến xa, thăng tiến trong sự nghiệp và tăng lương.
- Tốc độ phát triển và sự thay đổi trong tương lai.
- Năng lực và sở trường cá nhân. Hiểu rõ bản thân mới hiểu được ngành nghề.
- Không nên phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến của người khác mà không tự tìm hiểu thông tin cơ bản về ngành nghề hoặc phù hợp với bản thân hay không.
- Không cần phải học đại học mới có thể thành công. Có nhiều con đường thành công khác nhau. Sự hiểu biết về tình hình 'thừa thầy thiếu thợ' trong những năm gần đây cũng là một điều quan trọng mọi người cần nhận thức.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN RA “NGƯỜI BẠN NGHỀ” PHÙ HỢP?
Bước 1:
Quan trọng nhất là bạn phải dành thời gian đủ nghiêm túc cho việc này.Bước 2:
Hãy tránh những sai lầm phổ biến khi chọn nghề như lệch lạc theo lời khuyên của ba mẹ, chọn theo bạn bè để làm vui lòng, lựa chọn ngành hot mà không biết về chất lượng đào tạo, hoặc học theo lệ chỉ để có mặt mà không quan tâm tới tương lai,...Bước 3:
Hãy xác định bản thân bạn là ai, bạn thích gì, và công việc nào phù hợp với bạn. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ bạn bè, người thân vì họ có thể có cái nhìn khách quan về bạn. Cũng có thể tham khảo các bài kiểm tra trên Internet như kiểm tra Holland, MBTI, sinh trắc học vân tay, thần số học, 16 trí tuệ thông minh,... Mặc dù có vài bài kiểm tra có thể không hoàn toàn chính xác nhưng vẫn có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân.Hãy nhớ lại những gì bạn thích khi còn đi học. Những môn học này có thể trở thành ngành nghề trong tương lai, mặc dù việc đào tạo sẽ mất thời gian hơn so với các ngành khác. Ví dụ: nếu bạn thích hóa học, bạn có thể trở thành kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, nhà thí nghiệm, hoặc dược sĩ. Nếu bạn yêu thích ngôn ngữ, bạn có thể trở thành biên tập viên hoặc người viết quảng cáo. Nếu bạn thích toán học, bạn có thể trở thành kế toán hoặc giáo viên toán.
Hãy suy nghĩ về những kỹ năng bạn đã thành thạo như vẽ, viết, quay phim, chụp ảnh, tính toán, hoặc kinh doanh bán hàng,...
Bước 4:
Khi đã lựa chọn được ngành nghề phù hợp, hãy tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng và cẩn thận thông qua các phương tiện như website, tài liệu tuyển sinh, sách hướng nghiệp và sự hỗ trợ từ những người đi trước trong ngành. Tham gia các workshop, dự án của các tổ chức uy tín để hiểu rõ hơn về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng, sự phát triển của ngành nghề cũng như cách xác định hướng đi cho bản thân như AIESEC, VOCF,...
Những thông tin cần tìm hiểu bao gồm:
Về ngành nghề:
- Các tên ngành nghề và chuyên môn phổ biến.
- Nội dung đào tạo cụ thể.
- Dự báo nhu cầu thị trường trong vòng 3 năm tới.
- Các phẩm chất, kỹ năng cần thiết để thành công trong công việc.
Về việc lựa chọn trường học:
- Tùy thuộc vào hệ thống đào tạo từ cao đẳng đến đại học, bởi vì việc chuẩn bị kế hoạch dự phòng là điều cần thiết. Trong năm trước, điểm chuẩn của các trường đại học bất ngờ tăng cao, làm cho nhiều sinh viên phải đối diện với việc học tại những trường không phải là lựa chọn chính của họ, hoặc thậm chí là phải ôn thi lại vì không có lựa chọn rõ ràng.
- Chi phí học phí và chính sách hỗ trợ học bổng. Một phần quan trọng để tiếp tục học tập là điều kiện tài chính của gia đình. Có khả năng tài chính sẽ mở ra nhiều cơ hội lựa chọn hơn, trong khi nếu tài chính hạn hẹp, bạn sẽ phải cân nhắc giữa việc học và làm và đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra.
- Điểm chuẩn của 3 năm gần đây để so sánh và sắp xếp nguyện vọng một cách hợp lý.
- Thời gian và phương thức đào tạo.
- Vị trí và điều kiện làm việc sau khi tốt nghiệp, tiềm năng thăng tiến, và mức lương.
- Môi trường học tập, cơ sở vật chất, và chất lượng giảng dạy có đáp ứng được nhu cầu học tập của bạn không, cùng với đội ngũ giáo viên có đủ chất lượng và xứng đáng với số tiền học phí bạn bỏ ra hay không.
- Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp cao không.
- Đọc các đánh giá từ cộng đồng trên các nhóm hướng nghiệp, từ những người đi trước trong nhóm, hoặc từ những bài confession về trường bạn quan tâm.
Bước 5:
Lập kế hoạch học tập một cách nghiêm túc và kiên định.TÓM LẠI:
chọn ngành nghề phù hợp Một hành trình là sự lựa chọn của bạn, nhưng cũng là một cuộc đường mà bạn quyết định đi đến một điểm đích bạn đã đề ra. Nếu trước khi bắt đầu hành trình, chúng ta chưa xác định rõ điểm đến và không biết cách đi đến đó, chúng ta có thể mất rất nhiều thời gian để đạt được mục tiêu vì sự mơ hồ từ điểm khởi đầu. Mỗi người có một con đường riêng để theo đuổi đam mê của mình. Vì vậy, hãy nắm bắt kỹ lưỡng trước khi quá muộn đến lúc bạn nhận ra mọi thứ!Tác Giả: Bùi Quế Như