Nếu tham khảo thông tin về việc sử dụng NAS, có thể bạn luôn được khuyên nên dùng RAID 1 (hoặc các định dạng RAID tương đương) như một phương án sao lưu để đảm bảo an toàn dữ liệu.
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng NAS với 2-bay ổ cứng và chạy RAID 1 cho nhu cầu cá nhân, gia đình, nhu cầu sao lưu dữ liệu là chính, mình nhận thấy RAID 1 không phải lựa chọn tốt nhất. Bài viết này là một phần của chuỗi bài viết Tất tần tật về NAS cho cá nhân và gia đình, bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin về NAS mà mình đã chia sẻ.
Trong bài viết này, mình sẽ phân tích sâu hơn về RAID 1, cũng như các dạng RAID khác tương đương, bạn có thể tự hình dung từ RAID 1 nhé.
Lưu ý: Bài viết này chỉ tập trung vào NAS cá nhân và gia đình, chúng ta cùng thảo luận trong phạm vi đó từ góc nhìn cá nhân và gia đình, không dành cho công ty và doanh nghiệp.
Lưu ý 2: Bài viết này để thảo luận về giải pháp, không phải để khuyến khích bạn làm theo, nếu phù hợp thì bạn có thể áp dụng, còn không thì có thể không cần. Dữ liệu của bạn là trách nhiệm của bạn. Do with your own risks.
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng NAS với 2-bay ổ cứng và chạy RAID 1 cho nhu cầu cá nhân, gia đình, nhu cầu sao lưu dữ liệu là chính, mình nhận thấy RAID 1 không phải lựa chọn tốt nhất. Bài viết này là một phần của chuỗi bài viết Tất tần tật về NAS cho cá nhân và gia đình, bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin về NAS mà mình đã chia sẻ.
Trong bài viết này, mình sẽ phân tích sâu hơn về RAID 1, cũng như các dạng RAID khác tương đương, bạn có thể tự hình dung từ RAID 1 nhé.
Lưu ý: Bài viết này chỉ tập trung vào NAS cá nhân và gia đình, chúng ta cùng thảo luận trong phạm vi đó từ góc nhìn cá nhân và gia đình, không dành cho công ty và doanh nghiệp.
Lưu ý 2: Bài viết này để thảo luận về giải pháp, không phải để khuyến khích bạn làm theo, nếu phù hợp thì bạn có thể áp dụng, còn không thì có thể không cần. Dữ liệu của bạn là trách nhiệm của bạn. Do with your own risks.
RAID không phải là một hình thức sao lưu – RAID is not a backup
RAID 1 luôn ghi dữ liệu vào cả 2 ổ cứng đồng thời. Khi một ổ cứng gặp vấn đề, chúng ta vẫn có thể truy cập dữ liệu từ ổ còn lại. Nghe có vẻ như một bản sao lưu, nhưng thực sự, RAID 1 cung cấp “dữ liệu dự phòng – data redundancy” để tăng “khả năng chịu lỗi – fault-tolerant” của hệ thống.
Nguồn ảnh: TechTarget
RAID 1 không phải là phương tiện sao lưu, mà là để tăng cường khả năng chống lỗi cho hệ thống, đặc biệt là khi có sự cố về phần cứng. Ví dụ, khi một ổ cứng gặp sự cố, hệ thống vẫn hoạt động bình thường với ổ còn lại.
Tuy nhiên, khi gặp lỗi phần mềm hoặc lỗi do con người, như tấn công ransomware hoặc xóa file nhầm, RAID 1 sẽ không giúp “cứu dữ liệu”, vì dữ liệu trên hai ổ cứng RAID 1 được phản chiếu gần như ngay lập tức.
Tóm lại, mục đích của RAID 1 là dự phòng cho anh em khỏi LỖI PHẦN CỨNG chứ KHÔNG phải để bảo vệ dữ liệu của anh em.
Trường hợp nào cần sử dụng RAID 1?
Thường, khi cần truy cập liên tục mà không bị gián đoạn, như khi chạy máy chủ, lưu trữ trang web, hoặc ghi video từ camera an ninh 24/7, chúng ta sẽ sử dụng RAID 1. Nếu không có RAID, việc hỏng ổ cứng có thể làm gián đoạn hoạt động của máy chủ, trang web, hoặc làm mất dữ liệu từ camera an ninh.Tóm lại, với NAS cá nhân và gia đình, chúng ta chỉ cần RAID 1 để đảm bảo hoạt động liên tục 24/7 mà không bị gián đoạn khi đọc/ghi dữ liệu.Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng NAS để sao lưu, lưu trữ dữ liệu, hoặc xem phim, nghe nhạc thỉnh thoảng, thì không cần thiết phải sử dụng RAID 1.
Khuyết điểm của RAID 1
RAID 1 có một số hạn chế sau mà không phù hợp với người dùng NAS cá nhân, gia đình:
- Không khắc phục được lỗi phần mềm hoặc lỗi do con người gây ra.
- Cả 2 ổ cứng luôn hoạt động cùng một lúc, ghi và đọc dữ liệu đồng thời, dẫn đến giảm tuổi thọ và tăng nguy cơ “hỏng cả hai ổ cứng cùng một lúc”.
Giải pháp thay thế RAID 1
Vẫn là sử dụng 2 ổ cứng, nhưng thay vì cài đặt RAID 1 (hoặc các tùy chọn tương tự), ta thiết lập chúng như 2 ổ độc lập, đồng thời thiết lập sao lưu từ ổ chính sang ổ phụ với tần suất mong muốn.
- Ổ chính gặp sự cố: vẫn còn dữ liệu đã sao lưu trên ổ phụ, chỉ cần thay thế ổ chính và khôi phục dữ liệu từ ổ phụ
- Ổ phụ bị hỏng: dữ liệu trên ổ chính vẫn được bảo toàn, chỉ cần thay ổ phụ và tiếp tục thực hiện sao lưu
Bên cạnh các ưu và nhược điểm đã được đề cập, giải pháp này sẽ thay đổi khả năng dự phòng lỗi phần cứng như RAID1, để đổi lấy khả năng triển khai cơ chế sao lưu 3-2-1 một cách dễ dàng hơn, đồng thời tạo điều kiện linh hoạt hơn trong việc sử dụng tài nguyên.
Chia sẻ phương pháp Sao lưu dữ liệu khi không sử dụng RAID1:
Hiện tại, tôi đang bảo vệ dữ liệu trên ổ cứng mạng Synology DS220+ với các cài đặt như sau, bạn nào đang sử dụng NAS có 2-bay cũng có thể tham khảo:
- Ổ chính lưu trữ dữ liệu
- Bật Snapshot cho dữ liệu trên ổ chính (để phòng chống ransomware)
- Sử dụng Hyper Backup để sao lưu hàng ngày từ ổ chính sang ổ phụ
- Sử dụng Hyper Backup để sao lưu hàng ngày đến một NAS Remote khác (hoặc Cloud)
- Nếu muốn cẩn thận hơn, bạn cũng có thể bật tiếp Snapshot cho cả ổ phụ
Sử dụng Hyper Backup trên Synology để sao lưu dữ liệu ra ổ cứng phụ và NAS remote
Sử dụng Snapshot Replication trên Synology tạo các Snapshot cho dữ liệu định kỳ để đề phòng ransomware
Việc sao lưu như trên cũng đáp ứng đủ tiêu chí Backup 3-2-1:
- Ít nhất 3 bản sao lưu dữ liệu: ổ cứng chính (dữ liệu gốc + snapshot), ổ cứng phụ, NAS ở nơi khác (hoặc Cloud)
- Ít nhất 2 phương tiện lưu trữ: ổ cứng chính và ổ cứng phụ
- Ít nhất 1 bản sao lưu off-site (ở vị trí địa lý khác): NAS ở nơi khác (hoặc Cloud)
Bắt đầu từ việc sao lưu dữ liệu, mình muốn mọi người cùng chia sẻ phương pháp của mình. Ngoài ra, mình muốn thảo luận về việc sử dụng NAS cá nhân và gia đình mà không sử dụng RAID làm phương tiện sao lưu.
Lưu ý: Bài viết này chỉ tập trung vào việc sử dụng NAS cá nhân và gia đình, chúng ta sẽ thảo luận trong phạm vi đó dưới góc nhìn cá nhân và gia đình, không áp dụng cho các tổ chức như công ty và doanh nghiệp.
Lưu ý 2: Bài viết này nhằm mục đích thảo luận về giải pháp, không phải là hướng dẫn, nếu thấy phù hợp thì có thể tham khảo, không thì có thể bỏ qua. Dữ liệu của mỗi người sẽ được bảo vệ theo cách của họ. Do with your own risks.
Xin cảm ơn mọi người đã đọc bài viết của Ngon Bổ Xẻ, và mình cũng có Website, Facebook, Telegram, YouTube và Group chia sẻ deal hời