Tuyên bố được công bố sau khi Cơ quan Giám sát An ninh Mạng của Trung Quốc ban bố lệnh cấm bán các sản phẩm sử dụng chip Micron, do công ty không đạt được đánh giá về an ninh mạng.
Tập đoàn chip lớn nhất Mỹ, Micron, đã thông báo sẽ tiếp tục đầu tư thêm 4,3 tỷ nhân dân tệ (602 triệu USD) để nâng cấp các nhà máy chip của họ tại Tây An, Trung Quốc. Thông báo này được đưa ra chỉ sau 4 tuần khi Bắc Kinh áp đặt một số hạn chế đối với các sản phẩm của Micron được bán tại Trung Quốc.
Trong tuyên bố được chia sẻ trên nền tảng WeChat, nhà sản xuất chip bộ nhớ lớn nhất của Mỹ cho biết sẽ mua lại hoạt động của đối tác Powertech Technology có trụ sở tại Đài Loan và sẽ thiết lập một dây chuyền sản xuất mới để sản xuất DRAM, NAND và SSD di động của họ tại trung tâm thành phố Tây An trong những năm tới. Công ty cũng cho biết điều này sẽ tạo ra 500 việc làm, nâng tổng số lượng nhân viên trong nước lên hơn 4.500 người.
Trước đó, chính phủ Trung Quốc ra lệnh cấm các công ty trong nước mua hoặc sử dụng sản phẩm được trang bị chip Micron Technology của Mỹ. Lệnh cấm được ban hành vào ngày 21/05/2023, sau khi Micron không đạt được đánh giá về an ninh mạng từ Bắc Kinh
Kết quả trong bảng đánh giá chỉ ra rằng, sản phẩm của Micron mang theo rủi ro nghiêm trọng về an ninh mạng, gây nguy hiểm cho thông tin mật tại Trung Quốc và ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Quyết định này sẽ có tác động lớn vì Micron Technology là nhà sản xuất bộ nhớ hàng đầu của Mỹ, chiếm 10% doanh thu hàng năm từ thị trường Trung Quốc.
Chính phủ Mỹ đã lên án hành động này và cho rằng đây là biện pháp trả đũa nhằm vào các công ty cụ thể, đúng vào thời điểm mà Washington đang áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc.
Lĩnh vực công nghệ đang trở thành trận địa quan trọng về an ninh quốc gia giữa hai nền kinh tế lớn nhất, khi Washington đã đưa các công ty công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen, cắt đứt xuất nhập khẩu của các vi xử lý tiên tiến và cấm công dân của mình hỗ trợ nhất định cho ngành công nghiệp chip Trung Quốc.
Lệnh cấm đối với chip của Micron đã làm cho việc bán hàng cho Trung Quốc trở nên khó khăn hơn đối với các nhà sản xuất chip của Mỹ, thị trường bán dẫn lớn nhất thế giới. Các công ty như Qualcomm, Broadcom và Intel cung cấp những con chip trị giá hàng tỷ USD cho quốc gia nhập khẩu nhiều chất bán dẫn hơn cả dầu mỏ.