Cảm giác không còn hứng thú với bất cứ điều gì nữa? Đam mê, động lực, niềm vui liệu có phải chỉ là những lúc thoáng qua?
Tại sao những điều nhỏ nhặt ngày xưa lại mang lại niềm vui: Mua đồ ăn vặt sau giờ học, trốn học để đi chơi, cùng bạn bè đi ăn trộm xoài, hay nhìn cô bạn bên bàn hoặc hàng xóm :))
Có những khoảnh khắc dường như đã làm đầy mình nhưng sau cùng lại thấy trống rỗng, như đã mất điều gì đó quan trọng.
Giải pháp tạm thời là tìm kiếm thêm niềm vui để lấp đầy cảm giác trống rỗng :)) Nhưng không biết rằng nó không có đáy, bất kể làm gì cũng vẫn trong vòng lặp.
Tại sao một số người có thể say mê làm việc cả ngày cả đêm và tận hưởng niềm vui từ những điều nhỏ trong cuộc sống?
Điều gì làm chúng ta kiểm soát được những cảm xúc đó? Có phải là tình cảm, lý trí hay ảnh hưởng từ người khác?
Câu trả lời chính là DOPAMINE.
Lần đầu tiên mình nghe về nó là từ video của Niklas Christl. Sau đó, mình đã thấy thú vị và tìm hiểu thêm từ các video của Andrew Huberman.
Theo Wikipedia, Dopamine không chỉ là một hormone mà còn là một chất truyền thần trong não, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thần kinh và cơ thể.
Đó là chất làm cho ta hạnh phúc - điều này thật thú vị đấy.
Khi ta trải qua những trải nghiệm đem lại niềm vui, hạnh phúc, sự thỏa mãn hay thành công, dopamine được giải phóng, tạo ra những cảm xúc đó.
Nhưng điều quan trọng là gì?
Sau đó, mức dopamine sẽ giảm xuống dưới mức cơ bản. Mức cơ bản là khi ta ở trạng thái bình thường.
Và khi dopamine dưới mức cơ bản thì sao?
Ta có thói quen tìm kiếm điều gì đó để lấp đầy khoảng cách ấy, để cảm thấy thoải mái - nếu không đủ để nâng cao hơn mức trước đó, ta sẽ cảm thấy chán chường, buồn bã, mệt mỏi,...
Ví dụ cho điều này:
Nếu hôm qua bạn đã đến club để nhảy múa sôi động. Giả sử mức độ dopamine ban đầu là 10, thì:
+ Khi bạn ở trong club, nó tăng lên 20 - bạn cảm thấy vui vẻ, sảng khoái, đầy năng lượng
+ Sau khi rời khỏi club, nó rơi xuống còn 5 - bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, không muốn làm gì ít nhất là trong 2 ngày tiếp theo
+ Khi bạn cảm thấy uể oải và không muốn làm gì, bạn sẽ tìm kiếm những thú vui khác như trì hoãn công việc, thưởng thức đồ ăn vặt, xem phim, nghe nhạc để cảm thấy phấn khích trở lại ít nhất là lên đến mức 20 hoặc ít nhất là 10 để cảm thấy ổn.
Vậy điều gì sẽ làm tăng dopamine? Bạn sẽ bất ngờ với kết quả bên dưới:
+ Thức ăn không lành mạnh
+ Thuốc hoặc cỏ
+ Mạng xã hội
+ Xem phim hoặc YouTube
+ Nghe nhạc
// Lưu ý: Các hoạt động được liệt kê ở trên chỉ là một phần nhỏ trong danh sách các thú vui có thể làm tăng đột ngột lượng dopamine, còn rất nhiều thứ khác nữa.
Hầu hết các hoạt động mà chúng ta thực hiện hàng ngày đều có thể làm tăng mức độ dopamine lên cao hơn mức bình thường. Hãy thử xem khi tham gia các hoạt động đó, chúng ta có cảm nhận được sự vui vẻ, thoải mái, hài lòng hay không...
Tuy nhiên, nếu tiếp tục sử dụng quá nhiều - nghĩa là dopamine luôn ở mức cao - thì chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn chán trong một thời gian dài. Tuy nhiên, cơ thể không chịu nằm yên.
Lý do là vì cơ thể cần một lượng dopamine cao hơn để cảm thấy vui vẻ hơn. Nói cách khác, chúng ta cần một 'liều' dopamine lớn hơn để cảm thấy thoải mái. Điều này tạo ra một chu trình - càng muốn nhiều dopamine, chúng ta càng cảm thấy mệt mỏi kéo dài.
Đó chính là lí do vì sao:
+ Khi chúng ta ngồi trước máy tính một thời gian dài, muốn tiếp tục ngồi để duy trì cảm giác dopamine, không muốn làm gì khác
+ Sau khi xem xong một bộ phim, lại muốn xem phim khác, chỉ muốn tìm kiếm phim hay hơn để cảm thấy vui hơn
Và điều này không chỉ xảy ra trong mỗi hoạt động.
Dopamine có thể tích tụ lên nhau, khiến cho lượng dopamine tăng cao hơn khi bạn kết hợp nhiều hoạt động với nhau. Ví dụ như nghe nhạc, uống rượu, hút thuốc, ăn đồ ngọt cùng một lúc có thể làm cho dopamine tăng lên gấp 4 hoặc 5 lần so với bình thường - hậu quả sẽ hiện ra vào ngày hôm sau.
Chúng ta cảm thấy chán chường với công việc vì nó không mang lại điều gì mới mẻ. Khi về nhà, chúng ta không làm gì ngoài việc tăng lượng dopamine thông qua ăn uống và giải trí - lượng dopamine này thậm chí cao hơn cả từ công việc. Lúc này, ta còn có động lực gì để tiếp tục?
Chúng ta chán chường với giải trí vì luôn tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ, thú vị hơn mà không biết rằng giới hạn trong giải trí không tồn tại. Vấn đề là chúng ta chưa đủ khả năng để tiếp cận những điều cao cấp hơn, vì chúng cần tiền - và nhiều tiền nữa :))