Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm trên địa bàn các huyện Bá Thước và Quan Hóa, thuộc phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130 km và Thị Trấn Cành Nàng khoảng 20 km về phía tây bắc, cách Hà Nội khoảng 178 km về phía Tây Nam.
Tên gọi
Pù Luông có nguồn gốc từ tiếng của người Thái ở khu vực này, nghĩa là 'núi lớn'.
Vị trí và đặc điểm
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, thành lập vào năm 1999, có diện tích 17.662 ha, bao gồm 13.320 ha khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và 4.343 ha khu vực phục hồi sinh thái. Pù Luông được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng với giá trị về khoa học, kinh tế xã hội và du lịch sinh thái. Cùng với Pù Hu, khu rừng ở Pù Luông có vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ nguồn nước cho sông Mã tại tỉnh Thanh Hóa.
Khu bảo tồn Pù Luông nằm cách vườn quốc gia Cúc Phương khoảng 25 km, được nối với vườn quốc gia Cúc Phương qua hai dãy núi đá vôi song song. Ở giữa là các thung lũng lúa. Phía bắc và đông bắc của khu bảo tồn giáp với các huyện Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình. Dọc theo phía tây đến phía nam của khu bảo tồn là dòng sông Mã, từ khu vực giáp ranh giữa huyện Quan Hóa và huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) qua thị trấn Hồi Xuân (Quan Hóa) và gần thị trấn Cành Nàng (Bá Thước).
Hệ động thực vật
Rừng nguyên sinh tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông là loại rừng kín nhiệt đới thường xanh theo mùa. Có năm kiểu phụ rừng chính, bao gồm: rừng lá rộng trên núi đá vôi ở độ cao 60–700 m; rừng lá rộng trên các phiến thạch, sa thạch và đất sét ở độ cao 60–1.000 m; rừng lá rộng chân núi đá vôi ở độ cao 700–950 m; rừng lá kim chân núi đá vôi ở độ cao 700–850 m; và rừng lá rộng chân núi Bazan ở độ cao 1.000–1.650 m. Khu bảo tồn còn có các thảm rừng thứ sinh như rừng tre nứa, cây bụi và đất nông nghiệp.
Pù Luông, gần Vườn Quốc gia Cúc Phương, có sự tương đồng cao về hệ động thực vật với khu vực Cúc Phương.
Khu bảo tồn sở hữu hệ động thực vật đa dạng với 598 loài động vật thuộc 130 họ có xương sống, trong đó có 51 loài quý hiếm (bao gồm 26 loài thú, 5 loài dơi, 6 loài chim, 5 loài cá nước ngọt, 6 loài bò sát,...)
Theo báo cáo, khu hệ động vật có xương sống tại Pù Luông bao gồm 84 loài thú (trong đó có 24 loài dơi), 162 loài chim, 55 loài cá, 28 loài bò sát và 13 loài ếch nhái. Khu vực côn trùng tại đây cũng rất đa dạng với ít nhất 158 loài bướm và 96 loài thân mềm trên cạn, trong đó có 12 loài thân mềm có thể là đặc hữu của khu vực.
Khu bảo tồn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm như báo gấm, báo lửa, hươu sao, gấu ngựa, sơn dương và voọc quần đùi trắng.
Di tích, danh lam thắng cảnh
Hệ thống đá vôi Karst trong khu vực còn chứa nhiều hang động tuyệt đẹp.
Hai địa điểm tiềm năng để phát triển thành khu nghỉ dưỡng là điểm Son Bá Mười (thuộc xã Lũng Cao) và đỉnh Pù Luông cao 1.700 m ở xã Thành Sơn.
Ngoài sự phong phú về cảnh quan thiên nhiên, khu vực này còn nổi bật với bản sắc văn hóa đa dạng của cộng đồng người Thái và những cánh đồng ruộng bậc thang bậc thấp đặc trưng trên các sườn dốc.
- Vườn quốc gia Cúc Phương
- Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu
- Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên
Ghi chú
Liên kết tham khảo
Du lịch Thanh Hóa | ||
---|---|---|
Khu du lịch Sầm Sơn | Bãi biển Sầm Sơn · Lễ hội Sầm Sơn · Đền Độc Cước · Đền Cô Tiên · Hòn Trống Mái · Núi Trường Lệ | |
Các điểm du lịch biển khác | Bãi biển Hải Hòa · Bãi biển Hải Tiến · Khu du lịch sinh thái Quảng Cư · Cửa biển Thần Phù · Lạch Bạng · Khu du lịch Nghi Sơn · Hòn Mê | |
Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên | VQG Cúc Phương · VQG Bến En · KBT Pù Hu · KBT Pù Luông · KBT Xuân Liên · KBT Tam Quy | |
Điểm du lịch sinh thái | Suối cá Cẩm Lương · Suối cá Cẩm Liên · Suối cá Văn Nho · Cửa Đạt · Am Tiên · Động Từ Thức · Động Kim Sơn · Động Long Quang · Động Tiên Sơn · Động Ngọc Hoàng · Hang Con Moong · Hang Co Luồng · Núi Nưa · Núi Hàm Rồng · Núi Nhồi · Núi Nấp · Bãi cò Tiến Nông · Rừng Thông Đông Sơn · Khu rừng bảo vệ cảnh quan Đền Bà Triệu · Đèo Tam Điệp | |
Di tích và di chỉ khảo cổ | Đông Sơn · Núi Đọ · Cồn Chân Tiên · Khu di tích lò gốm Tam Thọ · Di chỉ Đa Bút | |
Di tích lịch sử | Đền thờ Mai An Tiêm · Đền Bà Triệu · Đền thờ Lê Hoàn · Đền thờ Dương Đình Nghệ · Thành nhà Hồ · La Thành Tây Đô · Đàn Nam Giao nhà Hồ · Đền Đồng Cổ · Đền thờ Lê Lai · Lam Kinh · Thái miếu nhà Hậu Lê · Phủ Trịnh và Nghè Vẹt · Khu lăng miếu Triệu Tường · Nhà Thờ Trạng Quỳnh · Đền thờ Lê Văn Hưu · Chiến khu Ba Đình · Chiến khu Ngọc Trạo · Bến phà Ghép · Cụm di tích lịch sử Nam Ngạn · Cầu Hàm Rồng · Cầu Đò Lèn · Nghè Xuân Phả | |
Di tích tôn giáo, tín ngưỡng | Đền Sòng · Phủ Na · Am Tiên •Phủ Sung · Chùa Vồm · Chùa Thanh Hà · Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh | |
Làng nghề | Làng Nhồi · Chiếu Nga Sơn · Làng đúc đồng Trà Đông · Làng mộc Đạt Tài | |
Lễ hội văn hóa | Lễ hội Sầm Sơn · Lễ hội Lam Kinh · Lễ hội Mường Xia · Lễ hội Pôồn Pôông · Lễ hội cầu ngư (Hậu Lộc) · Lễ hội đền Sòng · Trò Xuân Phả · Trò Chiềng · Dân ca, dân vũ Đông Anh · Hò sông Mã | |
Ẩm thực | Nem chua Thanh Hóa · Bánh đa nem Cầu Bố · Bánh gai Tứ Trụ · Bánh răng bừa · Chè lam Phủ Quảng · Mía đen Kim Tân · Dừa Thanh Hóa · Bưởi Luận Văn · Quế Thanh · Rượu Nga Sơn · Gỏi nhệch Nga Sơn · Hến làng Giàng · Nước mắm Du Xuyên | |
Du lịch Việt Nam 7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái |