Ngày nay, nhiều ki-ốt vẫn tồn tại và phổ biến ở Istanbul và Hy Lạp. Ở các nước phương Tây và trong khối các nước nói tiếng Anh, ki-ốt cũng là các gian hàng nhỏ với một cửa sổ mở ở một bên, chuyên bán các mặt hàng tiêu dùng nhỏ, giá rẻ như báo chí, tạp chí, bật lửa, bản đồ, thuốc lá, kẹo, và các sản phẩm khác.
Từ 'Ki ốt' có nguồn gốc từ Ba Tư. Trong khu vực Địa Trung Hải và Trung Đông, từ này có dạng 'kiosk' (tiếng Ba Tư: kušk کوشک; tiếng Ả Rập: كشك košk; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: köşk; tiếng Tagalog: kyos; tiếng Urdu: کھوک khoka; tiếng Pháp: kiosque; tiếng Hy Lạp: περίπτερο; tiếng Đức: Kiosk; tiếng Ba Lan: kiosk; tiếng Estonia: kiosk; tiếng Tiệp: kiosek; tiếng Bồ Đào Nha: quiosque; tiếng Rumani: chioşc; tiếng Bungari: кьошк kyoshk; tiếng Croatia: kiosk; tiếng Serbia: киоск hoặc kiosk; tiếng Nga: киоск kiosk; tiếng Tây Ban Nha: quiosco hoặc kiosco). Trong tiếng Việt, 'Ki ốt' đôi khi dùng để chỉ các trạm gác hoặc chốt gác.
- Halsband, R. (ấn bản 1965), ‘Những bức thư hoàn chỉnh của Lady Mary Wortley Montagu’, Clarendon Press, Oxford.
- Chát Kiot tại cổng chợ