Khương Thượng
|
||
---|---|---|
Phường | ||
Phường Khương Thượng | ||
Đình Khương Thượng | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | |
Thành phố | Hà Nội | |
Quận | Đống Đa | |
Địa lý | ||
Tọa độ: | ||
| ||
Diện tích | 0,34 km² | |
Dân số (2021) | ||
Tổng cộng | 15.712 người | |
Mật độ | 46.211 người/km² | |
Dân tộc | Hầu hết là Kinh | |
Khác | ||
Mã hành chính | 00238 | |
Khương Thượng là một phường thuộc quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam.
Lịch sử
Trước thế kỷ XIX, Khương Thượng cùng Khương Trung, Khương Hạ là một xã gọi là Khương Đình, thuộc huyện Thanh Trì. Đầu thế kỷ XIX, Khương Thượng được tách ra và trở thành một phần của tổng Hạ thuộc huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức. Từ năm 1915, Khương Thượng thuộc tổng Yên Hạ, huyện Hoàn Long. Sau năm 1954, Khương Thượng lại quay về với Khương Trung, còn Khương Hạ được chuyển thành xã Tam Khương thuộc quận VII ngoại thành Hà Nội. Hiện tại, Khương Thượng là một phường thuộc quận Đống Đa.
Khương Thượng trước đây có năm xóm: Đình, Đông, Tứ, Dộc, và xóm Trước Cửa, là xóm chính với một cổng lớn gọi là Cổng Cái. Sau năm 1919, khi Pháp xây dựng sân bay Bạch Mai, họ đã lấy đất của hai xóm Tứ và Dộc, và di dời dân của hai xóm này đến khu vực gần Ngã Tư Sở, nơi được gọi là xóm Tân Khương.
Khương Thượng từng là trung tâm chiến sự trong chiến dịch giải phóng Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn năm 1789. Tại đây, trước kia có gò đất hình con ốc gọi là núi Ốc (Loa Sơn), nơi tướng giặc Sầm Nghi Đống đóng quân và bị tiêu diệt. Kế bên là hồ rộng, nơi quân lính thường cho voi tắm, gọi là hồ Tắm Tượng. Hiện chỉ còn di tích chùa Bộc, tên chữ là Sùng Phúc tự, được xây dựng từ đời Lê. Trong trận chiến với quân Thanh, chùa bị hư hại và được dựng lại vào năm Quang Trung thứ 5 (1792). Hiện tại, trong chùa có một pho tượng được cho là tượng vua Quang Trung, với dòng chữ “Bình Ngọ niên tạo Quang Trung tượng” ở phía sau.
Cánh đồng ở làng này từng có những gò đất cao, được cho là nơi chôn xác quân Thanh. Hiện tại, khu vực này đã được thay thế bởi các công trình xây dựng mới như Trường Công đoàn, Học viện Thủy Lợi và Học viện Ngân hàng.
Đình Khương Thượng, nơi thờ thần Cao Sơn, là một di tích lịch sử văn hóa được công nhận từ năm 1990.
Chú thích
- Nghị định của Chính phủ Việt Nam số 74/CP ngày 22 Tháng 11 năm 1996.
Các phường trực thuộc quận Đống Đa | ||
---|---|---|
Phường (21) | Cát Linh · Hàng Bột · Khâm Thiên · Khương Thượng · Kim Liên · Láng Hạ · Láng Thượng · Nam Đồng · Ngã Tư Sở · Ô Chợ Dừa · Phương Liên · Phương Mai · Quang Trung · Quốc Tử Giám · Thịnh Quang · Thổ Quan · Trung Liệt · Trung Phụng · Trung Tự · Văn Chương · Văn Miếu |