Hệ thống làm lạnh trên xe ô tô là một phần cần được chăm sóc và kiểm tra thường xuyên do hoạt động liên tục của nó. Dưới đây là các bước kiểm tra hệ thống điều hòa xe ô tô một cách đúng đắn để giúp chúng hoạt động hiệu quả và bền bỉ.
- Hướng dẫn thay kẹp phanh ô tô đơn giản tại nhà
- Nên tắt xe ô tô điều hòa trong trường hợp nào
- Nguyên nhân xe ô tô phát ra khói đen và cách khắc phục
Cấu tạo của hệ thống làm lạnh xe ô tô
Để tự kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống làm lạnh, các chủ xe cần hiểu rõ về cấu tạo của hệ thống máy lạnh trên xe ô tô, bao gồm các thành phần sau:
Dàn lạnh: đóng vai trò hấp thụ nhiệt độ từ không gian cabin của xe, nguyên lý hoạt động của dàn lạnh là chuyển đổi môi chất làm lạnh thành dạng khí và đưa vào máy nén.
Máy nén: nhiệm vụ của máy nén là tiếp nhận môi chất làm lạnh dạng khí trở thành dạng lỏng và tăng áp suất của môi chất làm lạnh trước khi đưa vào dàn nóng. Thành phần này cũng chịu trách nhiệm điều chỉnh môi chất làm lạnh trong hệ thống làm lạnh của xe ô tô.
Dàn nóng: phần này đóng vai trò là bộ tản nhiệt, nguyên lý hoạt động của dàn nóng là tiếp nhận môi chất làm lạnh sau đó chuyển thành dạng lỏng và chất lỏng này được chuyển sang van giảm áp.
Van giảm áp: tiếp nhận môi chất dạng lỏng và chuyển thành dạng phun sương, trong quá trình này áp suất của môi chất giảm mạnh mang không khí mát đến khoang cabin của xe.
Bộ lọc khô: giúp loại bỏ hơi nước khi môi chất được đẩy ra khỏi dàn nóng và ngăn chặn nước đóng băng.
Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống làm lạnh trên xe ô tô
Cần quan sát và tìm hiểu kỹ về nguyên lý hoạt động và cấu tạo của dàn lạnh để có thể kiểm tra hiệu quả, nếu đã hiểu rõ về cấu tạo của dàn lạnh trên xe ô tô thì tiếp tục kiểm tra các bộ phận sau đây nhé.
Kiểm tra lọc gió
Lọc gió là một trong những bộ phận quan trọng đảm bảo cung cấp không khí sạch và mát đến khoang cabin của xe, nếu lọc bị tắc nghẽn sẽ gây trở ngại cho luồng không khí lạnh từ hệ thống điều hòa, tuy nhiên việc vệ sinh và thay mới lọc gió khá đơn giản khi cần.
Thường khi mua xe, các nhà sản xuất thường khuyên khách hàng nên thay hệ thống lọc gió sau khoảng 02 năm để đảm bảo không khí trong xe sạch và hệ thống làm lạnh hoạt động hiệu quả hơn. Khi chọn bộ lọc mới, chủ xe có thể chọn loại chứa than hoạt tính giúp lọc không khí sạch hơn và tăng tuổi thọ cho bộ lọc.
Kiểm tra hiệu suất hoạt động của dàn lạnh
Nếu đã kiểm tra hệ thống lọc gió điều hòa nhưng máy lạnh vẫn không hoạt động tốt, chủ xe cần kiểm tra toàn bộ hệ thống làm lạnh để tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Để kiểm tra hiệu suất làm việc của máy lạnh, khi đề máy, chủ xe nên để xe hoạt động ở vòng tua 2000 vòng/phút, bật điều hòa hết công suất và giữ nguyên tình trạng này khoảng 10 phút. Sau đó, dùng một nhiệt kế đặt trước cửa điều hòa. Nếu nhiệt độ trên nhiệt kế thấp hơn nhiệt độ bên ngoài khoảng 15 độ, điều hòa đang hoạt động tốt và không có vấn đề gì.
Kiểm tra kính trong (mắt ga)
Đối với một số nhà sản xuất, họ quan tâm đến hiệu suất làm việc của máy lạnh nên đã thêm một kính trong vào phía trong bộ lọc khô của dàn lạnh để kiểm tra hiệu suất hoạt động dễ dàng hơn. Cách kiểm tra hệ thống làm lạnh bằng kính trong như sau:
- Kính trong không có vấn đề gì: có thể lượng môi chất bên trong đã cạn. Chủ xe cần mang xe đến được bảo dưỡng để bổ sung môi chất.
- Kính có bọt khí: điều hòa của bạn có thể bị thiếu Gas. Bạn cần bổ sung Gas, tốt nhất là nạp đầy lượng Gas.
Kiểm tra áp suất của các đường vận chuyển môi chất
Nếu bạn có đầy đủ dụng cụ và thiết bị tại nhà, hãy kiểm tra áp suất của các đường vận chuyển môi chất. Đặt hai đồng hồ đo áp suất ở hai vị trí đường cao áp và đường hạ áp của hệ thống làm lạnh. Áp suất từ 25-35 PSI cho đường cao áp và từ 170-200 PSI cho đường hạ áp là bình thường, hệ thống điều hòa của bạn đang hoạt động tốt, không cần phải lo lắng.
Tuy nhiên, áp suất có thể gặp một trong 03 trường hợp sau đây, bạn cần kiểm tra lại hệ thống điều hòa:
- Trường hợp thứ nhất: Các vết nứt và rò rỉ ở đường ống hoặc hai dàn nóng hoặc lạnh sẽ làm giảm áp suất ở cả hai đường cao áp và hạ áp.
- Trường hợp thứ 02: Nếu nạp lượng Gas quá mức hoặc hai đường ống cao áp và hạ áp bị tắc nghẽn bởi tạp chất, áp suất ở cả hai đường sẽ vượt quá ngưỡng cho phép.
- Trường hợp thứ 03: Nếu một đường áp suất không đạt chuẩn và đường còn lại vượt ngưỡng cho phép, có thể đường cao áp đang bị tắc nghẽn.