

Kiến lửa là thuật ngữ chỉ các loài kiến thuộc chi Solenopsis, điển hình là kiến lửa đỏ. Những con kiến nhỏ này có màu vàng đỏ rực như lửa, có khả năng cắn và gây đau. Khi bị đe dọa, chúng phản ứng rất dữ dội và có thể chích rất đau, gây mụn mủ sau khoảng 48 giờ. Loài kiến này là một loại dịch hại quan trọng trong nông nghiệp và đô thị, phá hoại mùa màng và tấn công cả trong và ngoài nhà.
Tổng quan về đặc điểm
Đầu và thân của kiến có màu đồng hoặc nâu, trong khi bụng có màu tối hơn. Kiến chúa dài khoảng 15mm, còn kiến thợ dài từ 3–6mm. Loài Solenopsis đặc biệt ở chỗ có râu hai nhánh, thường thấy ở kiến cái sinh sản. Sau khi hình thành đàn và giao phối, kiến chúa tìm nơi thích hợp để đẻ trứng, có thể đẻ tới 125 quả vào cuối mùa xuân. Kiến thợ ăn xác động vật chết, bao gồm cả côn trùng, giun đất và động vật có xương sống. Tổ của chúng có thể được nhận diện qua các đống đất cao 40 cm hoặc gần các vật trên mặt đất như khúc gỗ.
Ảnh hưởng đến con người
Một vết cắn của kiến lửa có thể không gây đau đáng kể, nhưng hai mươi vết cắn chắc chắn sẽ khiến nạn nhân cảm thấy đau đớn cực kỳ. Độc tố của kiến lửa rất mạnh, có thể gây đau đớn dữ dội và thậm chí dẫn đến cái chết nếu bị cắn với liều lượng lớn.
Kiến lửa phổ biến ở Việt Nam; vết đốt của chúng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cảm giác nhói buốt kéo dài rất khó chịu. Nọc độc của một số loài có thể gây ra triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hoặc sốc, tùy thuộc vào hệ miễn dịch của người bị đốt. Nếu vết cắn bị rộp, không nên chọc vỡ mà hãy dùng miếng gạc nhẹ nhàng đặt lên vì việc vỡ vết rộp có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Ghi chú
- Người bị kiến lửa cắn tử vong khi đang tổ chức đám tang cho mẹ
- Hướng dẫn xử lý vết côn trùng đốt Lưu trữ 2016-12-26 tại Wayback Machine
- 12 phương pháp đơn giản để diệt kiến
- 'Súng đạn' cũng không thể đối phó với kiến lửa