1. Một số khía cạnh tổng quan về đường huyết
1.1. Chỉ số đường huyết bình thường
Đường huyết (glucose trong máu) là nguồn năng lượng được cơ thể chuyển hóa từ thức ăn tiêu thụ. Ở người bình thường, chỉ số đường huyết như sau:
- Mức đường huyết trước khi đi ngủ: 110 - 150mg/dL (6.0 - 8.3mmol).
- Đường huyết khi đói: 70mg/dL - 92 mg/dL (3.9 - 5mmol/l).
- Đường huyết sau khi ăn trong vòng 2 giờ: < 120mg/dL (< 6.6 mmol/l).
Bảng tham khảo chỉ số đường huyết
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến biến động của chỉ số đường huyết như: chế độ ăn uống, tuổi tác, mất nước, bệnh tật, căng thẳng, loại thuốc, chu kỳ kinh nguyệt, rượu, và hoạt động thể chất,... Do đó, mức đường huyết thường không cố định trong ngày và được xem là ổn định nếu người khỏe mạnh có chỉ số đường huyết đo được vào buổi sáng dưới 100 mg/dL (5.6 mmol/L).
1.2. Về tình trạng tăng/giảm đường huyết
- Tăng đường huyết
Đường huyết tăng khi mức đường trong máu vượt quá ngưỡng bình thường, dẫn đến sự thừa glucose trong cơ thể. Chỉ số đường huyết được coi là tăng khi vượt quá 11.1mmol/l (200 mg/dL).
Đường huyết tăng thường do sự không ổn định của insulin, làm mất khả năng điều hòa glucose máu.
- Hạ đường huyết
Đây là trạng thái khi lượng đường trong máu giảm dưới mức bình thường
Hạ đường huyết xảy ra khi nồng độ đường trong máu < 3.9 mmol/l (< 70mg/dL), gây thiếu hụt glucose và làm rối loạn hoạt động cơ thể.
Một số nguyên nhân của hạ đường huyết bao gồm làm việc hoặc tập luyện quá sức, ăn muộn, bỏ bữa, bị ốm, sử dụng chất kích thích khi đói,...
Dù là hạ hoặc tăng đường huyết, cả hai đều gây ra các vấn đề không tốt cho sức khỏe, cần được nhận biết và điều trị đúng cách để đưa đường huyết về mức bình thường.
2. Bảng chuyển đổi đường huyết và cách sử dụng
2.1. Ý nghĩa của bảng chuyển đổi đường huyết
Đối với những người mới sử dụng máy đo đường huyết để tự kiểm tra đường huyết tại nhà, bảng chuyển đổi đường huyết là công cụ giải thích kết quả đo, giúp đánh giá đường huyết tại nhà dễ dàng hơn.
Bảng chuyển đổi đường huyết
Bảng quy đổi đường huyết là một bảng hiển thị hai cột số liệu quy đổi giữa các chỉ số đường huyết từ một đơn vị này sang một đơn vị khác. Trong bảng này, có cột số liệu đo bằng miligam trên decilit (mg/dL) - đơn vị phổ biến; và một cột khác đo bằng milimol trên lít (mmol/ L) - đơn vị thường được sử dụng trong y học và một số quốc gia khác.
Bảng chuyển đổi đường huyết bao gồm các chỉ số đường huyết tương ứng với mỗi đơn vị, cùng với giá trị quy đổi. Thông qua bảng này, bạn có thể chuyển đổi và giải thích kết quả đo đường huyết tại nhà một cách dễ dàng.
2.2. Thông tin chi tiết về bảng chuyển đổi đường huyết
Quốc tế công nhận 2 đơn vị đo đường huyết là mg/dL và mmol/L. Mỗi đơn vị có phạm vi khác nhau. Để theo dõi đường huyết tại nhà, bạn cần hiểu về cả 2 đơn vị này và cách chuyển đổi giữa chúng để nhận biết đúng chỉ số đường huyết.
Cả hai đơn vị này đều được sử dụng để đo đường huyết, nhưng có phạm vi sử dụng khác nhau tùy theo khu vực và tiêu chuẩn. Đơn vị mmol/L đo nồng độ glucose hoặc số lượng phân tử trong mỗi lít máu. Đơn vị mg/dL đo tỷ lệ giữa trọng lượng glucose hoặc nồng độ glucose trong mỗi lít máu.
Khi sử dụng máy đo đường huyết, chỉ số đường huyết thu được có thể là mmol/L hoặc mg/dL, phụ thuộc vào loại máy bạn sử dụng. Để chuyển đổi giữa các đơn vị, bạn cần tham khảo bảng chuyển đổi đường huyết để so sánh với kết quả đo được.
Cách quy đổi đơn vị đường huyết như sau:
- 1 mmol/L = 1 mg/dL : 18.
- 1 mg/dL = 1 mmol/L x 18.
Dựa trên cách quy đổi này, bạn có thể tham khảo bảng chuyển đổi đường huyết dưới đây để hiểu về tình trạng đường huyết của mình:
Thăm bác sĩ định kỳ giúp phát hiện sớm bất thường và điều chỉnh đường huyết hiệu quả
Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường cần thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết để kiểm soát mức đường huyết ổn định. Nếu để đường huyết cao trong thời gian dài, có thể gây ra nhiều biến chứng như đột quỵ, bệnh tim mạch, suy thận, tổn thương võng mạc, và tổn thương thần kinh,...
Để kiểm soát đường huyết tại nhà, việc đo đường huyết trước và sau mỗi bữa ăn là quan trọng nhất. Thực hiện điều này đều đặn sẽ giúp bạn nắm bắt tình trạng đường huyết và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
Tuy nhiên, để có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để kiểm soát đường huyết hiệu quả, việc tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc y tế là quan trọng.