1. Triệu chứng viêm hậu môn là gì? Ai có nguy cơ mắc bệnh?
Khi bị viêm hậu môn, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng sau:
- Luôn cảm thấy muốn đi ngoài dù không thực sự cần.
- Vùng hậu môn đau, có thể kèm theo dịch nhầy máu.
- Đau vùng bụng bên trái.
- Cảm giác đầy tức ở trực tràng.
- Bị tiêu chảy.
- Đau rát khi đi ngoài.
- Khu vực hậu môn liên tục ngứa ngáy.

Người mắc viêm hậu môn thường có cảm giác muốn đi ngoài liên tục
Mọi người đều có thể bị bệnh này, nhưng những đối tượng sau đây có nguy cơ cao hơn:
- Những ai bị bệnh viêm đường ruột.
- Bệnh nhân ung thư đã xạ trị ở vùng gần trực tràng, tuyến tiền liệt hoặc buồng trứng,...
- Những người có lối sống không lành mạnh như uống nhiều rượu bia, vệ sinh kém, ít uống nước, ăn ít rau củ quả, nhịn đi ngoài, ít vận động, công việc ngồi lâu một chỗ (ví dụ nhân viên văn phòng, công nhân nhà máy,...).

Khu vực hậu môn của bệnh nhân thường bị đau và ngứa liên tục
- Sử dụng thuốc kháng sinh quá mức, dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Những người có quan hệ tình dục không an toàn: không sử dụng bao cao su, quan hệ không chung thủy, có nhiều bạn tình, quan hệ qua đường hậu môn, quan hệ với người bị nhiễm trùng,...
- Ngoài ra, việc tiêu thụ một số thực phẩm như sữa bò hay các sản phẩm từ đậu nành cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm hậu môn,...
2. Những nguyên nhân gây viêm hậu môn
Viêm hậu môn có thể do nhiều nguyên nhân như các vấn đề tiêu hóa, bệnh lý đường ruột, hoặc các tác nhân như nấm, ký sinh trùng,... Ngoài ra, còn có những nguyên nhân tiềm ẩn khác như:
- Viêm đường ruột dẫn đến 30% các trường hợp viêm trực tràng.
- Nhiễm trùng qua đường tình dục, thường xảy ra khi quan hệ qua đường hậu môn.
- Xạ trị tuyến tiền liệt, trực tràng hoặc các cơ quan lân cận cũng có thể gây viêm niêm mạc hậu môn.

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây viêm hậu môn
- Kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại, do đó sử dụng quá nhiều kháng sinh cũng có thể gây viêm loét hậu môn.
- Phẫu thuật sai lệch trực tràng có thể ảnh hưởng đến hướng di chuyển của phân và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Sử dụng thực phẩm giàu protein cũng là một nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm vùng hậu môn.
- Sự tích tụ bạch cầu ái toan tại niêm mạc hậu môn ở trẻ dưới 2 tuổi cũng dễ gây viêm nhiễm.
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm hậu môn
3.1. Các phương pháp chẩn đoán bệnh
Các triệu chứng của viêm hậu môn có thể thể hiện qua nhiều loại bệnh khác nhau. Do đó, các bác sĩ thường dựa vào các dấu hiệu lâm sàng riêng biệt để chẩn đoán bệnh. Cụ thể như sau:
- Viêm do nứt hậu môn: Thường là do tình trạng táo bón, khi phân trở nên cứng và khô làm cho niêm mạc hậu môn căng và gây ra tình trạng nứt hậu môn.

Nứt hậu môn dẫn đến sự nhiễm trùng
Trong những trường hợp của nứt cấp tính, vết thương thường không sâu và sẽ nhanh chóng hồi phục khi được điều trị đúng cách. Còn nếu là nứt mạn tính, vết thương có thể sâu hơn, thậm chí có thể lan rộng đến cơ thắt hậu môn, gây ra viêm loét ở khu vực hậu môn.
Người bệnh thường phát hiện một số dấu hiệu như đau khi đi vệ sinh, cảm giác bóp, đau nhói kéo dài và có thể có máu tươi kèm theo khi đi vệ sinh.
- Viêm ống hậu môn: Người bệnh thường gặp đau và sưng nề ở vùng hậu môn hoặc xung quanh, niêm mạc ống hậu môn có thể bị đỏ và rách. Đồng thời, có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi và sốt.
- Viêm tầng sinh môn: Khi kiểm tra, bác sĩ thường nhận thấy các dấu hiệu như sưng nề, đỏ ở vùng bẹn, mông; những trường hợp nặng có thể dẫn đến hoại tử hoặc viêm mủ. Bên cạnh đó, người bệnh có thể có mạch đập nhanh, ăn uống kém và giảm cân.
- Áp-xe bên cạnh hậu môn: Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ thường thấy ổ mủ nhiễm trùng xuất hiện ngay cạnh hậu môn. Đồng thời, người bệnh có thể gặp mệt mỏi, sốt, đau khi hoặc ngồi.
- Rò hậu môn: Thường là do áp-xe xung quanh hậu môn phát triển, lỗ rò xuất hiện bên trong hoặc ngoài vùng hậu môn. Người bệnh thường có sốt cao; trong giai đoạn cấp tính, có thể có dịch mủ và mùi hôi khó chịu. Đồng thời, có cảm giác sưng nề và cứng ở đường viền hậu môn.
3.2. Phương pháp điều trị
Tùy vào nguyên nhân, mức độ và giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ xem xét và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Đối với các trường hợp do nhiễm trùng: Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc kháng virus để đạt hiệu quả cao nhất cho từng trường hợp cụ thể.
- Nếu viêm do xạ trị: Ở mức độ nhẹ, không cần can thiệp điều trị. Nhưng đối với những trường hợp nghiêm trọng, như chảy máu và đau mạnh, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt.
- Viêm do viêm ruột: Sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng viêm. Nếu cần thiết, có thể thực hiện phẫu thuật.