1. Tổng quan về hội chứng ống cổ chân
Hội chứng ống cổ chân là tình trạng dây thần kinh bị chèn ép sau khi đi qua những chỗ chật hẹp và chịu áp lực liên tục. Tình trạng này tương tự như hội chứng chèn ép thần kinh ở cổ tay, tuy nhiên, ít phổ biến hơn.
Hội chứng đường hầm cổ chân là một trạng thái bệnh lý ít gặp xảy ra khi bị chèn ép liên tục
Dây thần kinh chày sau, còn được gọi là dây thần kinh giữa ống cổ chân, đi qua không gian giữa xương và mô mềm. Chúng chịu trách nhiệm cho việc cảm nhận và điều khiển chuyển động ở chân. Sự chèn ép liên tục có thể gây tổn thương, gây ra những cơn đau nhức, nóng rát, giảm cảm giác, tê, và ngứa dọc theo bàn chân. Các triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột hoặc tiến triển dần theo thời gian tùy thuộc vào từng bệnh nhân.
2. Nguyên nhân và nhóm nguy cơ
Nguyên nhân
Bệnh phát sinh do sự chèn ép của dây thần kinh giữa ống cổ chân hoặc các nhánh dây thần kinh chạy dọc từ mắt cá đến lòng bàn chân. Các áp lực này có thể đến từ những nguyên nhân sau:
-
Các vết thương ở chân như gãy xương, bong gân,... có thể gây tổn thương đến dây thần kinh.
-
Chấn thương nặng ở chân có thể khiến cho các dây thần kinh bị căng ra.
-
Giãn tĩnh mạch chân xảy ra ở vị trí xung quanh hoặc gần dây thần kinh chày sau.
-
Một số bệnh lý như viêm khớp, viêm bao gân, viêm sưng cổ chân,...
-
Sự xuất hiện của khối u hoặc mỡ tích tụ gần dây thần kinh.
-
Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường, béo phì có nguy cơ cao hơn về tổn thương do sự chèn ép thần kinh chày sau.
Những người thường xuyên hoạt động chân với cường độ cao có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh lý
Đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng ống cổ chân
Những người mắc hội chứng ống cổ chân thường thuộc vào các nhóm như sau:
-
Những vận động viên thể thao, đặc biệt là những người tham gia các môn vận động chân nhiều và dễ gặp chấn thương như điền kinh, nhảy cao, nhảy xa, cầu thủ bóng đá,...
-
Những người thường xuyên làm công việc nặng nhọc trong thời gian dài như bốc vác,...
-
Những người thường xuyên đi giày, đặc biệt là những người đi giày quá chật, giày cao gót.
-
Các trường hợp đã từng gặp chấn thương ở cổ chân hoặc mắc các bệnh lý xương khớp.
-
Những bệnh nhân mắc tiểu đường, béo phì hoặc có khối u ở chân.
3. Chẩn đoán và điều trị hội chứng ống cổ chân
Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ thực hiện các kiểm tra lâm sàng kết hợp với việc quan sát các dấu hiệu bất thường trên cơ thể bệnh nhân. Phương pháp kiểm tra Tinel Test được sử dụng để đánh giá phản xạ của chân.
Đồng thời, để đưa ra kết luận chính xác về mức độ tổn thương và vị trí chèn ép, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các phương pháp kiểm tra chi tiết hơn. Chụp X - quang, siêu âm hay chụp cộng hưởng từ hoặc điện chứng thần kinh đều có ý nghĩa trong việc chẩn đoán hội chứng ống cổ chân.
Điều trị
Phương pháp điều trị bảo tồn
Để điều trị hội chứng ống cổ chân, việc chọn phương pháp phù hợp phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, vị trí và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ lựa chọn cách điều trị an toàn và hiệu quả nhất dựa trên tình hình cụ thể của từng người. Các phương pháp thường được áp dụng bao gồm:
-
Sử dụng các loại thuốc như giảm đau, thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc giãn cơ có thể được áp dụng để giảm các triệu chứng trong những trường hợp bệnh chưa gây ra tổn thương.
-
Các loại thuốc giảm triệu chứng không giảm áp lực lên chân. Vì vậy, có thể sử dụng miếng lót giày y khoa để kết hợp. Miếng lót giày này sẽ phân tán trọng lực và ngăn ngừa lực tác động đến dây thần kinh ở cổ chân.
Tùy vào từng tình huống riêng biệt mà bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp và an toàn cho bệnh nhân
Phương pháp điều trị ngoại khoa
Nếu các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại kết quả như mong đợi, phẫu thuật có thể là lựa chọn. Quá trình phẫu thuật nhằm giảm áp lực lên dây thần kinh chày sau, thường được áp dụng khi tổn thương đã xảy ra.
Tuy nhiên, việc thực hiện phẫu thuật yêu cầu kỹ thuật cao để giảm thiểu nguy cơ biến chứng và tối ưu hóa kết quả. Phương pháp này không giúp giảm đau và có thể gặp phải tái phát sau một thời gian điều trị. Đồng thời, mọi sai sót trong quá trình phẫu thuật có thể dẫn đến tổn thương không thể phục hồi và gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Trước khi quyết định thực hiện, bác sĩ cần cân nhắc kỹ lưỡng về lợi ích và nguy cơ, cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
4. Lưu ý khi mắc hội chứng ống cổ chân
Để cải thiện triệu chứng và tình trạng bệnh lý do hội chứng ống cổ chân, cần chú ý những điều sau:
-
Thay đổi thói quen sinh hoạt và vận động hợp lý để tránh tác động liên tục đến chân.
-
Tránh các môn thể thao cường độ cao, tránh làm trầm trọng tình trạng bệnh.
-
Đối với công việc cần chân nhiều, cân nhắc về thời gian làm việc và nghỉ ngơi để chân được thư giãn.
-
Chọn giày thoải mái, tránh giày quá chật, giảm áp lực lên chân.
-
Thư giãn chân bằng ngâm nước ấm kết hợp với thảo dược.
-
Áp dụng massage, châm cứu, bấm huyệt để giảm triệu chứng và kích thích lưu thông máu.
Xoa bóp giúp chân thư giãn và giảm đau nhức hiệu quả
Hi vọng những thông tin về hội chứng ống cổ chân đã hữu ích cho mọi người trong việc phòng và điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe bản thân tốt nhất là đến thăm bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín để được khám và tư vấn.