
Lịch sử kiến trúc phương Tây |
Kiến trúc thời kì đồ đá |
Kiến trúc Ai Cập cổ đại |
Kiến trúc Lưỡng Hà |
Kiến trúc cổ điển |
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại |
Kiến trúc La Mã cổ đại |
Kiến trúc thời Trung Cổ |
Kiến trúc Byzantine |
Kiến trúc Romanesque |
Kiến trúc Gothic |
Kiến trúc Phục Hưng |
Kiến trúc Baroque |
Kiến trúc Rococo |
Kiến trúc Tân cổ điển |
Kiến trúc hiện đại |
Kiến trúc hậu hiện đại |
Các mục từ |


Kiến trúc cổ đại của Hy Lạp đã phát triển trên một diện tích đất rộng lớn, bao gồm miền Nam bán đảo Balkan, các đảo nhỏ trong biển Aegean, các khu vực như Tiểu Á, bờ biển Đen, Ý, Sicilia, Pháp, Tây Ban Nha và Ai Cập.
Các cấu trúc tôn giáo và dân dụng trong kiến trúc cổ đại của Hy Lạp
Ở đây, thường diễn ra các lễ hội, thi đấu thể thao, thảo luận văn chương, diễn thuyết, ngâm thơ và biểu diễn kịch, cũng như trao đổi mua bán. Do đó, người ta xây dựng thêm các sân thi đấu, quán trọ, hội trường, các lối đi và các loại đền đài xung quanh.
Trong thời cổ đại, hai quần thể kiến trúc công cộng phổ biến là agora (quảng trường công cộng) và acropolis (khu đồi cao có các đền đài). Diện tích agora chiếm khoảng 5% diện tích thành phố. Từ thế kỷ 4 TCN, agora được bao quanh bởi hàng cột hai tầng có hình dạng hình học nhất định, ở giữa có bàn thờ và tượng thần. Agora quan trọng có thể kể đến là ở Miletos, Megalopolis, Asoss và Knid.
Vào thời cổ điển, các acropolis được xây thêm nhà hát ngoài trời có thềm dốc ở chân núi. Acropolis nổi tiếng nhất là ở Athena, Bergama (Pergamos) và Paestum.
Quá trình phát triển các đền đài trong kiến trúc cổ đại của Hy Lạp
Các đền thờ Hy Lạp cổ đại thường có nhiều cột xếp vòng quanh bên ngoài. Các loại đền đài phân theo độ phức tạp của cách thiết kế cột như sau:
- Loại đền cổ đầu tiên có dạng hình chữ nhật, lối vào chính ở cạnh ngắn với hai cột ở hai bên gọi là Distyle; ví dụ như đền thờ thần Themis ở Rhamnus.





Mặt bằng đền thờ Hy Lạp cổ đại được hình thành bởi ba thành phần chính: pronaos (tiền sảnh), naos (gian thờ) và pathenon (phòng để châu báu). Ngoài ra, trong một số đền còn có thêm opisthodomos (hậu sảnh).
Vẻ đẹp của đền đài Hy Lạp cổ đại liên quan mật thiết đến sự hình thành và phát triển của các loại thức cột.
Sự hình thành và phát triển của các loại thức cột



Thức cột là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột, là cách người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm đến cái đẹp lý tưởng. Có ba loại thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp: cột Doric, cột Ionic và cột Corinth. Những thức cột Hy Lạp đã mang đến cho kiến trúc một hình thức, một sức sống, chịu đựng được thử thách của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và tinh tế của kiến trúc cổ điển. Thức cột Hy Lạp được xem như biểu tượng của kiến trúc cổ điển.
- Thức cột Doric:
- Thức cột Doric, có hậu thân là thức cột Toscan, là thức cột cổ nhất và đơn giản nhất trong hệ thống các thức cột cổ điển. Thức này được hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy. Nói chung, thức cột này không có phần đế cột (base) lẫn không có phần đầu cột (capital). Vẻ đẹp thức cột này thường được so sánh với vẻ đẹp khỏe mạnh của người đàn ông cường tráng, do nó được sử dụng ở tầng dưới cùng của đấu trường Coliseum và có khả năng chịu lực cao nhất. Tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột khoảng 1:4.
- Thức cột Ionic:
- Thức cột Ionic mang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ và giàu tính trang trí hơn cột Doric. Nguồn gốc cột Ionic là Ionia, thuộc địa của Hy Lạp. Cột Ionic có 24 gờ sống đứng trong khi cột Doric chỉ có 20 gờ, tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9. Ngoài ra, cột này có thêm đế cột (base) ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trong (volute). Các dầm ngang của cột Ionic được phân vị theo chiều ngang thành ba dải. Các ngôi đền có cột này là đền Artemis ở Ephesus (Έφεσος), đền thờ Apollo Epikourios ở Bassae (Βασσές, Bassaes), đền Erecteyon ở Athena.
- Thức cột Corinth:
- Thức cột Corinth ra đời sau hai cột trên, vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, có đường nét mảnh mai, giàu sự trang trí, đầu cột có nhiều chi tiết cực kì hoa lệ, giống như một lẵng hoa kết hợp cùng với mấy tầng là phiên thảo diệp (acanthe). Thức cột này do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo ra. Cột này có ưu điểm hơn hai cột trên là đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận được trong không gian. Có thể thấy công trình sử dụng loại cột này tại đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae.
Các loại cột trên sau này được người La Mã cổ đại kế thừa và phát triển, đồng thời sáng tạo thêm hai loại thức cột mới là Toscan và Composite.
Các công trình tiêu biểu cho kiến trúc thời kỳ này




- Acropolis (Ακρόπολη) ở Athena
- Propylaia (Προπυλαια) - Sơn môn
- Đền Athena Nike (Đền thờ thần Athena Chiến thắng)
- Đền Parthenon
- Đền Erecteyon
Những loại hình kiến trúc khác trong thế giới Hy Lạp cổ đại
- Hội trường và kịch trường ở Megalopolis (Μεγαλοπολη, Megalopoli) và ở Epidaurus.
- Điện thờ ở Bergama (hay Πέργαμος, Pergamos).
- Lăng mộ ở Halicarnassus (Ἁλικαρνασσός).
- Agora ở Assos và ở Miletos (Μίλητος).
- Các phố và nhà ở Olynthus (Ολυνθος).
- Nền văn hóa Hy Lạp