Lịch sử kiến trúc phương Tây |
Kiến trúc thời kì đồ đá |
Kiến trúc Ai Cập cổ đại |
Kiến trúc Lưỡng Hà |
Kiến trúc cổ điển |
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại |
Kiến trúc La Mã cổ đại |
Kiến trúc thời Trung Cổ |
Kiến trúc Byzantine |
Kiến trúc Romanesque |
Kiến trúc Gothic |
Kiến trúc Phục Hưng |
Kiến trúc Baroque |
Kiến trúc Rococo |
Kiến trúc Tân cổ điển |
Kiến trúc hiện đại |
Kiến trúc hậu hiện đại |
Các mục từ |
Trào lưu kiến trúc Đương đại (Modernism) là một khái niệm rất rộng được sử dụng để miêu tả các công trình khác nhau có các đặc điểm tương đồng về sự đơn giản trong bố cục hình khối không gian, tổ chức mặt bằng tự do phi đối xứng, mặt đứng loại bỏ việc sử dụng các họa tiết trang trí của trường phái cổ điển cũng như việc sử dụng vật liệu mới như kính, thép, bê tông. Kiến trúc đương đại là một sự đoạn tuyệt mạnh mẽ với kiến trúc cổ điển, thể hiện một lối tư duy mới của sự phát triển bùng nổ của các xã hội châu Âu cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20.
Trường phái kiến trúc này, xuất phát ở châu Âu từ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 và đã nhanh chóng phổ biến, trở thành một trường phái chủ đạo ra trên toàn thế giới đến thập niên 1970.
Hiện nay mặc dù một định nghĩa chuẩn xác về khái niệm kiến trúc đương đại vẫn còn đang được tranh luận, nhưng người ta thống nhất rằng trào lưu kiến trúc Đương đại của thế kỉ 20 đã được thay thế bằng trào lưu kiến trúc Hậu Đương đại (Postmodernism). Trong số những phong trào quan trọng nhất trong lịch sử kiến trúc, ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến kiến trúc và quy hoạch đô thị của thế kỷ 20, được nhớ đến như những bậc thầy của phong trào Le Corbusier , Ludwig Mies van der Rohe, Walter Gropius, Frank Lloyd Wright, Alvar Aalto, mà cả người Ý Giovanni Michelucci, Gio Ponti , Gualtiero Galmanini, Franco Albini.
Lịch sử kiến trúc Đương đại thế kỷ 20
Nguồn gốc
Kiến trúc Đương đại, bắt nguồn từ châu Âu, là một phản ứng lại ảnh hưởng của quá khứ kiến trúc từ cuối thế kỉ 19. Các kiến trúc sư cảm thấy trào lưu kiến trúc Cổ điển không còn đủ sức sống, vay mượn và lệ thuộc quá nhiều vào những gì có trong quá khứ, không phản ánh trung thực lại bối cảnh của thời đại công nghiệp. Không những vậy, kiến trúc cổ điển còn trở thành vật cản, trói buộc con người với quá khứ hoặc đánh lừa thị hiếu kiến trúc bằng những yếu tố tranh trí diêm dúa và vô nghĩa. Vào nửa cuối của thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, trong trào lưu phát triển của phương Tây, chủ nghĩa Đương đại nói chung có nguồn gốc từ thời kì Khai sáng (Enlightenment) đã ảnh hưởng xuống suy nghĩ của các kiến trúc sư, họ tin rằng cần phải tạo ra một trào lưu kiến trúc mới, phản ánh được tinh thần của thời đại mới và phải vượt qua, rũ bỏ được cái bóng của quá khứ.
Đa số nhà nghiên cứu về lịch sử kiến trúc Đương đại của thế kỉ 20 đều lấy mốc của khởi đầu từ sự ra đời của công trình Cung Thủy tinh (Crystal Palace) ở Hyde Park, (London, Anh) năm 1851 do Joseph Paxton thiết kế. Công trình đáng dấu một bước ngoặt về tư duy không gian kiến trúc, về phương pháp sử dụng vật liệu, biện pháp thi công cũng như báo hiệu một vẻ đẹp mới của thời kỳ công nghiệp hóa.
Bên cạnh đó là các kiến trúc sư của 'Phong trào Nghệ thuật Thủ công' (Arts and Crafts movement) ở Anh do William Morris khởi xướng đã thúc đẩy sự đa dạng của kiến trúc. Đó là việc sử dụng vật liệu đa dạng, tính địa phương của kiến trúc, quay về với các khối hình học cơ bản. Tiêu biểu cho thời kì này có Philip Webb với công trình Biệt thự Gạch đỏ (The Red House) hay Charles Rennie Mackintosh ở Scotland với trường Nghệ thuật Glasgow. Ấn tượng trước Phong trào Nghệ thuật Thủ công, tùy viên văn hóa Đức tại Anh lúc đó Herman Muthesius đã viết tác phẩm 'Văn hóa trang trí' (Dekorative Kunst) ca ngợi những ngôi nhà của Morris, Webb và các cộng sự.
Ở Áo có Otto Wagner và Adolf Loos. Về phần mình, Wagner tìm tòi vẻ đẹp tạo hình khối kiến trúc qua các yếu tố kỹ thuật và kết cấu. Tiêu biểu cho cách công trình của ông có Quỹ tiết kiệm bưu điện Wien và một loạt các ga tàu điện ở Viên. Các công trình và tư tưởng của Wagner đã có ảnh hưởng mạnh lên kiến trúc sư Antonio Sant'Elia. Sau này, trong số các học trò của Wagner có Joseph Maria Olbrich, một trong số những người sáng lập ra trường phái Ly khai Wien (Wiener Secession). Năm 1899, Olbrich tham dự Công xã Darmstadt (Darmstädter Künstlerkolonie) ở Đức cùng với Peter Behrens, Herman Muthesius. Công xã Darmstadt chính là tiền thân của Hiệp hội Công trình Đức (Deutscher Werkbund) sau này.
Sự thống trị của kiến trúc Đương đại
Vào thập kỉ 20 của thế kỉ 20, những gương mặt chính của kiến trúc Đương đại đã xác định được danh tiếng cũng như vị trí của họ. Ở châu Âu, ba nhân vật nổi bật nhất là Le Corbusier ở Pháp, Ludwig Mies van der Rohe và Walter Gropius ở Đức. Gropius là người sáng lập trường Bauhaus, và Mies là hiệu trưởng cuối cùng của trường Bauhaus trước khi bị giải tán.
Đặc tính
Ưu điểm
- Dây chuyền công năng được tối ưu, hợp lý.
- Tiết kiệm không gian giao thông, giảm thiểu vật liệu.
- Không sử dụng trang trí rườm rà.
- Áp dụng thành tựu khoa học và kỹ thuật hiện đại.
- Hòa quyện với thiên nhiên (ánh sáng, cây xanh, nước)
- Tính thẩm mỹ gắn liền với sự hài hòa, hợp lý trong ngôn ngữ kiến trúc
Các kiến trúc sư tiêu biểu
- Le Corbusier
- Ludwig Mies van der Rohe
- Walter Gropius
- Tange Kenzo
- Richard Meier
- Maki Fumihiko
- Adolf Loos
Liên kết ngoài
- Tin tức kiến trúc & thiết kế hiện đại