1. Cấu tạo phân loại và ý nghĩa của kim luồn tĩnh mạch
Kìm luồn tĩnh mạch hay kim luồn ngoại vi là dụng cụ được sử dụng để dẫn truyền thuốc, dịch truyền hoặc lấy máu thông qua tĩnh mạch.
Cấu tạo
Kim luồn tĩnh mạch được chế tạo từ các vật liệu khác nhau theo từng bộ phận như sau:
- Kim được chế tạo từ thép rất sắc, siêu mỏng dễ dàng đâm xuyên qua tĩnh mạch mà không gây tổn thương mạch máu.
- Một ống nhựa silicon bao phủ bên ngoài có tính đàn hồi cao, không bị gãy gập, dễ thích nghi với cơ thể. Đây đều là những vật liệu sinh học đã qua kiểm định, có thể đặt trong cơ thể 72 giờ.
- Cánh nhựa được thiết kế mềm dẻo, cho phép đặt kim ở những vị trí khác nhau.
- Van đóng mở thuận tiện cho việc tiêm truyền để đưa thuốc vào cơ thể.
Kim luồn là dụng cụ được dùng để đưa thuốc hoặc dịch lỏng vào tĩnh mạch
Phân loại
Hiện nay có nhiều loại kim luồn được thiết kế với những kích thước mũi kim khác nhau dao động từ 1,4 - 2,4mm. Để thuận tiện cho quá trình quản lý, sử dụng thì kim luồn được phân loại dựa theo màu sắc.
Size | Màu sắc | Đường kính (mm) | Chiều dài (mm) | Lưu lượng (ml/phút) |
16G | Xám | 1.7 | 45 | 200 |
18G | Xanh lá | 1.3 | 45 | 95 |
20G | Hồng | 1.1 | 32 | 62 |
22G | Xanh dương | 0.9 | 25 | 33 |
24G | Vàng | 0.7 | 19 | 20 |
26G | Tím | 0.6 | 19 | 15 |
Bảng phân loại và các thông số kỹ thuật của kim luồn ngoại vi
Ý nghĩa
So với các loại kim truyền thống thì kim luồn ngoại vi có ý nghĩa:
- So với đường uống thì phương pháp này sẽ giúp cơ thể hấp thu thuốc nhanh hơn mang lại hiệu quả điều trị cao. Bác sĩ sẽ đưa một ống nhựa và tĩnh mạch nhờ kim luồn sau đó rút kim ra và cố định lại bằng keo dán y tế.
- Vì có thể để được trong cơ thể 72 giờ nên việc sử dụng kim luồn có thể hạn chế được số lần lấy ven khi bệnh nhân cần phải tiêm truyền thuốc nhiều ngày và liên tục. Đặc biệt với những trường hợp thể trạng kém, sức khỏe bệnh nhân sẽ khó lấy ven thì sử dụng kim luồn tĩnh mạch là giải pháp tối ưu.
- Nhờ độ đàn hồi tốt nên kim luồn giúp hạn chế tối đa những trường hợp lệch ven gây tổn thương mạch máu.
- Nhờ có kim luồn mà việc đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân cũng diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn, tiết kiệm thời gian cũng như công sức cho nhân viên y tế.
- Đầu kim luồn nhọn, dáng thon nên sẽ ít gây đau khi đâm xuyên vào tĩnh mạch.
- Kim được tiệt trùng và không chứa chất dư thừa nên giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đồng thời hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.
- Bệnh nhân không bị hạn chế cử động khi có kim luồn, rất tốt trong trường hợp sử dụng với người lớn tuổi và trẻ em.
Sử dụng kim luồn ngoại vi sẽ hạn chế được số lần lấy ven
2. Cách đặt kim luồn tĩnh mạch đúng kỹ thuật
Quá trình đặt kim luồn vào tĩnh mạch phải được thực hiện bởi nhân viên y tế. Bệnh nhân hoặc người nhà không được tự ý thực hiện để tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.
Quá trình đặt kim luồn tĩnh mạch
Dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm: Bông gòn, cồn y tế, kéo, panh kẹp, kim luồn, dây chuyền, bơm tiêm có chứa nước chất, băng keo dây caro, hộp đựng chất thải y tế. Trước khi thực hiện, bác sĩ phải sát trùng tay và tất cả các dụng cụ. Sau đó tiến hành đặt kim luồn tĩnh mạch:
- Xác định vị trí lấy ven, ưu tiên những ven to và tránh những vị trí gấp, cử động nhiều hoặc khu vực đang tiến hành chạy thận., đã từng chích kim hay có vết thương ngoài da.
- Cột dây caro phía trên bị trí đã xác định.
- Sát khuẩn theo hình xoắn ốc vị trí sẽ lấy ven theo chiều từ trong ra ngoài, bạn kích 5cm.
- Chọn mũi kim phù hợp, xác định vị trí đặt kim, nghiêng một góc từ 10-15 độ và đâm kim từ từ vào tĩnh mạch, thao tác cần chậm.
- Sau khi thấy máu chảy ra thì đồng nghĩa kim đã đặt đúng vị trí, từ từ đẩy nhẹ theo đường thẳng cho đến khi sát phần cánh nhựa.
- Rút kim ra một cách nhẹ nhàng và dứt khoát, tháo dây caro và bơm nước cất thật chậm để đẩy máu vào trong đồng thời kiểm tra đường đi của dịch.
- Sau khi đã đảm bảo kim không bị lệch thì tháo bơm tiêm rồi gắn nút khóa hoặc dây dịch truyền.
- Cố định kim bằng băng dính y tế.
Quá trình đặt kim luồn vào tĩnh mạch cần thực hiện bởi nhân viên y tế
Lưu ý
Khi đặt kim luồn tĩnh mạch, cần chú ý những điều sau:
- Chọn kim nhỏ cho mạch nhỏ, để hạn chế đau và sưng tại vị trí đâm kim.
- Làm căng da trước khi đâm kim để tránh chệch ven.
- Đối với người cao tuổi, đặt kim cần nhanh chóng do mạch dễ vỡ.
- Đối với trẻ em, thao tác cần uyển chuyển để tránh tổn thương hoặc đâm sâu.
- Nếu có máu trào ra nhiều, sử dụng bông gòn khô bịt miệng vết đâm kim, và ấn nhặt vùng đó để cầm máu.
- Sau khi đặt kim đúng vị trí, ấn chặt đầu kim để cố định và hạn chế máu chảy ra ngoài.
- Không để đầu kim tiếp xúc với không khí quá lâu.
- Ghi lại ngày, giờ đặt kim để thuận tiện theo dõi.
- Nếu bệnh nhân sưng phù mạch hoặc đau nhức khi mở khóa dịch truyền, tháo kim ra và đặt ở vị trí khác.
Đặt kim luồn tĩnh mạch là thao tác cơ bản mà điều dưỡng, y tá hoặc bác sĩ cần thực hiện. Sau khi đặt kim, bệnh nhân cần được theo dõi tại cơ sở y tế. Nếu có hiện tượng như mẩn đỏ, ngứa hoặc đau tại vị trí đặt kim, cần báo ngay với điều dưỡng để xử lý.
Thông báo với nhân viên y tế nếu vị trí đặt kim luồn có dấu hiệu bất thường.