Kính (A-dít Nê-xin) bao gồm tóm tắt nội dung chính, phân tích dàn ý, cấu trúc, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng với bối cảnh sáng tác, quá trình ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cũng như sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp học sinh hiểu tốt môn văn lớp 8
Tác giả
1. Tiểu sử
- Azit Nesin (1915-1995) tên khai sinh là Mehmet Nusret, sinh tại Heybeliada, Istanbul dưới thời Ottoman.
- Là một nhà văn châm biếm được ngưỡng mộ ở Thổ Nhiễm và là tác giả của hơn 100 cuốn sách
2. Sự nghiệp
- Nesin đã đưa ra một bản cáo trạng mạnh mẽ lên án sự áp bức và đối xử hung bạo với dân thường. Ông châm biếm bộ máy quan liêu và phơi bày sự bất công của nền kinh tế qua các tác phẩm được kết hợp giữa màu sắc địa phương và sự thật trần trụi một cách tinh tế. Aziz Nesin đã được trao nhiều giải thưởng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Bulgaria và Liên bang Xô Viết. Những tác phẩm của ông được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ. Trong nửa sau cuộc đời, ông được cho là tác giả duy nhất ở Thổ Nhiễm sống hoàn toàn bằng thu nhập từ những cuốn sách của mình.
3. Các tác phẩm nổi bật
- Những ai thích đùa
- Cầu thủ bóng đá
- Con cái chúng ta thật giỏi
Sơ đồ tư duy về tác giả A-dít Nê-xin:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Nguyên bản
Truyện được trích từ tập sách Những người thích đùa của Nê-xin.
b. Cấu trúc: 5 phần
- Phần 1 (từ đầu đến “- Viễn thiên! 2 đi-ốp!”):
- Phần 2 (tiếp theo đến “nhưng loạn thiên!”):
- Phần 3 (tiếp theo đến “- Tôi nói.”):
- Phần 4 (tiếp theo đến “nhưng không sao hết!”):
- Phần 5 (còn lại):
c. Thể loại: truyện cười
d. Phương thức diễn đạt: tự thuật kết hợp miêu tả, biểu cảm
e. Tóm tắt
Nhân vật “tôi” vì muốn trông giống một người tri thức nên đã đi khám mắt để đeo kính. Đầu tiên, bác sĩ nói anh ta cận thị 1,75 đi-ốp, nhưng khi anh đeo kính cận vào thì bị buồn nôn và chóng mặt liên tục. Tiếp theo, anh đến một bác sĩ khác để khám thì được kết luận là viễn thị, anh đeo kính thì lúc nào cũng chảy nước mắt, mắt đỏ hoe. Thấy vậy, anh liền đến bệnh viện nhà nước khám thì bác sĩ bảo anh bị loạn thị, nhưng đeo kính loạn thị vào anh lại thấy cái gì cũng lùi xa ra, anh không thể sinh hoạt bình thường. Lần thứ tư anh khám ở chỗ bác sĩ mới ở Mỹ về thì đeo kính lại bị nhìn mọi thứ từ một hóa thành hai. Rồi lần thứ năm, anh tìm một bác sĩ ở Đức về thì khám anh bị viễn thị cùng cận thị nhưng đeo kính ở đây anh không phân biệt được sáng tối nữa. Lần thứ sáu khám, bác sĩ kết luận anh bị quáng gà. Anh đi hết nơi này đến nơi kia khám rồi uống thuốc, thay kính nhưng vẫn nhìn khó khăn, không hoạt động bình thường được. Trong một lần anh bị ngã, kính rơi ra, từ lúc đeo lại kính bị rơi anh nhìn gì cũng rõ ràng. Về tới nhà vợ bảo anh mới biết mắt kính bị vỡ từ lúc đó rồi.
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Truyện “Cái kính” kể lại câu chuyện một người bị “bệnh” tưởng, mắt bình thường nhưng vì ám ảnh mắt mình bị bệnh nên đi khám bác sĩ. Mỗi bác sĩ phán một kiểu khác nhau, ngược nhau cho đến khi anh bị ngã, kính rơi ra, bị vỡ thì lúc đó anh mới nhìn mọi thứ rõ ràng.
b. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ gần gũi, hài hước
- Đem lại bài học sâu sắc về cuộc sống