Bát-nhã-ba-la-mật-đa (zh. 般若波羅蜜多, sa. prajñāpāramitā) có nghĩa là sự hoàn thiện (pāramitā) của Bát-nhã (prajñā). Đôi khi gọi tắt là Bát-nhã-ba-la-mật. Trong truyền thống Đại thừa Đông Á, prajñāpāramitā thường được dịch là Huệ đáo bỉ ngạn (慧到彼岸), Trí độ (智度), nghĩa là trí huệ đưa con người từ bờ sinh tử sang bờ niết-bàn. Mặc dù có vấn đề về ngữ nguyên - như chiết tự pāram-itā, với pāram
Ý nghĩa
Các bộ kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa luôn nhấn mạnh rằng thế giới hiện tượng không tồn tại thật sự. Điều này không phải là mới mẻ, vì các luận sư trường phái A-tì-đạt-ma đã tuyên bố như vậy. Tuy nhiên, họ đã quá tập trung vào vai trò của các pháp khi chứng minh nguyên lý vô ngã của cá nhân (nhân vô ngã, sa. pudgalanairātmya), dẫn đến việc các pháp gần như có một tự ngã, tự tính. Các bộ kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa đã tiến xa hơn, khẳng định rằng ngay cả các pháp cũng không có tự ngã (pháp vô ngã, sa. dharmanairātmya). Điều này đã chuẩn bị cho một bước quan trọng để phá vỡ quan niệm về sự tồn tại của thế giới hiện tượng. Theo kinh Bát-nhã, nếu thế giới hiện tượng không tồn tại thật sự, thì chư Phật và chư Bồ Tát cũng không tồn tại thật sự. Kinh Bát thiên tụng bát-nhã-ba-la-mật-đa (sa. aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā) trình bày tư tưởng này như sau:
- अथ खल्वायुष्मान् सुभूतिर्बुद्धानुभावेन भगवन्तमेतदवोचत् — यद्भगवानेवमाह — प्रतिभातु ते सुभूते बोधिसत्त्वानां महासत्त्वानां प्रज्ञापारमितामारभ्य यथा बोधिसत्त्वा महासत्त्वाः प्रज्ञापारमिताम् निर्यायुरिति। बोधिसत्त्वो बोधिसत्त्व इति यदिदं भगवन्नुच्यते, कतमस्यैतद्भगवन् धर्मस्याधिवचनं यदुत बोधिसत्त्व इति? नाहं भगवंस्तं धर्मं समनुपश्यामि यदुत बोधिसत्त्व इति। तमप्यहं भगवन् धर्मं न समनुपश्यामि यदुत प्रज्ञापारमिता नाम। सोऽहं भगवन् बोधिसत्त्वं वा बोधिसत्त्वधर्मं वा अविन्दन् अनुलभमानोऽसमनुपश्यन्, प्रज्ञापारमितामप्यविन्दन् अनुपलभमानोऽसमनुपश्यन् कतमं बोधिसत्त्वं कतमस्यां प्रज्ञापारमितायामवदिष्यामि अनुशासिष्यामि?
- Sau đó, nhờ sức mạnh thần thánh của Phật, Tôn giả Tu-bồ-đề nói với Thế Tôn: “Thế Tôn dạy rằng ‘Ông hãy tuỳ hỉ giảng về Bát-nhã-ba-la-mật-đa cho Bồ Tát Ma-ha-tát, hãy nói về cách các vị này thể nhập vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa.’ Thưa Thế Tôn, Bồ Tát được gọi là ‘Bồ Tát’ — vậy ‘Bồ Tát’ này là pháp nào? Thưa Thế Tôn, con không thấy pháp nào có tên ‘Bồ Tát’, và cũng không thấy pháp nào mang tên ‘Bát-nhã-ba-la-mật-đa’. Thế Tôn! Vì không tìm thấy, không nhận thức và cũng không thấy được một Bồ Tát hoặc pháp nào tên ‘Bồ Tát’, và cũng không tìm thấy, không nhận thức và cũng không thấy được một Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoặc pháp nào tên ‘Bát-nhã-ba-la-mật-đa’ — vậy con nên giảng giải cho Bồ Tát nào thể nhập vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa nào đây?”
Trong cuộc thảo luận tiếp theo, Tôn giả Tu-bồ-đề phân tích sâu về mối quan hệ giữa tên gọi và pháp được gọi tên. Dù người ta có thể nói về các pháp và hiện tượng, nhưng việc gọi tên các pháp như vậy không đồng nghĩa với việc các pháp sinh ra và tồn tại. Giáo lý duyên khởi (sa. pratītyasamutpāda) nói rằng tất cả các pháp đều phát sinh dựa vào nhau, nghĩa là chúng không có tự ngã (sa. anātman), không có bản chất cố định (sa. asvabhāva) và không trường tồn, tức là vô thường (sa. anitya). Nếu chúng vô thường, chúng đã hủy diệt ngay khi sinh ra. Chúng sinh thành và hoại diệt trong từng sát-na (sa. kṣāṇika) và không tồn tại theo đúng nghĩa của từ ‘tồn tại’. Chúng ta không thể nắm bắt bất kỳ pháp nào, không thể dựa vào bất kỳ pháp nào:
- बुद्ध इति भगवन् नामधेयमात्रमेतत्। बोधिसत्त्व इति भगवन् नामधेयमात्रमेतत्। प्रज्ञापारमितेति भगवन् नामधेयमात्रमेतत्। तच्च नामधेयमनभिनिर्वृत्तम्। यथा आत्मा आत्मेति च भगवन्नुच्यते, अत्यन्ततया च भगवन्ननभिनिर्वृत्त आत्मा। एवमस्वभावानां सर्वधर्माणां कतमत्तद्रूपं यदग्राह्यमनभिनिर्वृत्तम्? कतमे ते वेदनासंज्ञासंस्काराः? कतमत्तद्विज्ञानं यदग्राह्यमनभिनिर्वृत्तम्? एवमेतेषां सर्वधर्माणां या अस्वभावता, सा अनभिनिर्वृत्तिः। या च सर्वधर्माणामनभिनिर्वृत्तिर्न ते धर्माः।
- ‘Phật-đà’, bạch Thế Tôn, chỉ là một tên gọi đơn thuần (sa. nāmadheyamātra). ‘Bồ Tát’, bạch Thế Tôn, cũng chỉ là một tên gọi. ‘Bát-nhã-ba-la-mật-đa’, bạch Thế Tôn, chỉ là một tên gọi đơn giản. Cái được gọi tên này là một cái gì đó không được tạo ra (sa. anabhinirvṛtta). Cũng như ngã được gọi là ‘ngã’, bạch Thế Tôn, ngã là một cái gì đó hoàn toàn không được tạo ra. Nếu tất cả các pháp đều không có tự tính, thì sắc này là gì — một sắc không thể nắm bắt và không được tạo ra? Thụ, tưởng và hành là gì? Và thức này là gì — một thức không thể nắm bắt và không được tạo ra? Tự tính (sa. svabhāvatā) của tất cả các pháp này là bản chất không được tạo ra (sa. anabhinirvṛtti) của chúng, và bản chất không được tạo ra của tất cả các pháp này không phải là chư pháp.
Các biên tập viên bộ kinh Bát-nhã hiểu rõ rằng giáo lý về tính Không có thể gây hoang mang. Vì vậy, kinh khuyên các Bồ Tát nên duy trì tâm thức như sau khi hành trì, đặc biệt là khi thực hành pháp quán Ngũ uẩn theo Tứ niệm xứ (sa. smṛtyupasthāna):
- सचेद्भगवन् एवं भाष्यमाणे एवं देश्यमाने एवमुपदिश्यमाने बोधिसत्त्वस्य महासत्त्वस्य चित्तं नावलीयते न संलीयते न विषीदति न विषादमापद्यते नास्य विपृष्ठीभवति मानंसं न भग्रपृष्ठीभवति नोत्त्रस्यति न संत्रस्यति न संत्रासमापद्यते, एवं वेदितव्यम्—चरत्ययं बोधिसत्त्वो महासत्त्वः प्रज्ञापारमितायाम्। भावयत्ययं बोधिसत्त्वो महासत्त्वः प्रज्ञापारमिताम्। उपपरीक्षतेऽयं बोधिसत्त्वः महासत्त्वः प्रज्ञापारमिताम्। उपनिध्यायत्ययं बोधिसत्त्वो महासत्त्वः प्रज्ञापारमितामिति। तत्कस्य हेतोः? यस्मिन् हि समये भगवन् बोधिसत्त्वो महासत्त्वः इमान् धर्मान् प्रज्ञापारमितायां व्युपपरीक्षते, तस्मिन् समये न रूपमुपैति, न रूपमुपगच्छति, न रूपस्योत्पादं समनुपश्यति, न रूपस्य निरोधं समनुपश्यति। एवं न वेदनां न संज्ञां न संस्कारान्। न विज्ञानमुपैति, न विज्ञानमुपगच्छति, न विज्ञानस्योत्पादं समनुपश्यति, न विज्ञानस्य निरोधं समनुपश्यति।
- Bạch Thế Tôn, nếu trong một bài giảng như thế này, tâm của Bồ Tát không bị sa sút, không gục ngã, không rơi vào trạng thái yếu đuối, không bị đứt đoạn, không bị lo sợ hay run rẩy, thì ta nên biết: Bồ Tát Ma-ha-tát đang thực hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đang phát triển, nghiên cứu và thiền quán về Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Tại sao? Vì khi Bồ Tát Ma-ha-tát hướng về Bát-nhã-ba-la-mật-đa và quán chiếu các pháp, vị ấy không nghĩ đến sắc, không tiếp cận sắc, không thấy sự sinh khởi hay hoại diệt của sắc. Tương tự như vậy đối với thụ, tưởng và hành. Vị ấy không nghĩ đến thức, không tiếp cận thức, không thấy sự sinh khởi hay hoại diệt của thức.
Việc từ chối và bác bỏ sự hiện diện của các pháp, hiện tượng là một bước quan trọng trong việc triển khai triệt để giáo lý vô ngã. Điều này không chỉ gây ra sự hoang mang mà còn mở ra nền tảng cho một tâm thức hoàn toàn lìa bỏ, không bám víu vào bất cứ điều gì. Tất cả - từ sự sinh thành và hoại diệt, đến tính vô thường của mọi vật khi thiền quán theo phương pháp Tứ niệm xứ - được phân tích một cách cực kỳ lý tính trong đoạn kinh trên. Không có gì để quan sát, không có sự hình thành hay hoại diệt. Một pháp, dù là một trong ngũ uẩn hay bất kỳ vật gì khác, không phải là sự sinh thành của nó, cũng không phải là sự hoại diệt của nó, và không phải không như thế. Không thể nói gì về nó được.
- Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā, phiên bản tiếng Phạn do P. L. Vaidya biên soạn, Tập 4 trong bộ văn bản Phật giáo Sanskrit, Darbhanga 1960.
- Conze, Edward: The Perfection of Wisdom in Eight Thousand Lines & Its Verse Summary (ấn bản thứ hai, đã chỉnh sửa). Berkeley, California, 1975.
- Fóguāng dàcídiǎn 佛光大辭典. Hội biên soạn Fóguāng dàcídiǎn 佛光大辭典. Taipei: Fóguāng chūbǎnshè, 1988.
- Kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa
- Kinh Kim cương Bát-nhã-ba-la-mật-đa
- Kinh Bát thiên tụng Bát-nhã-ba-la-mật-đa