Đầu tiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng giữa hai yếu tố phạm vi (đa dạng) và độ chính xác (accuracy) trong Ngữ pháp. Tôi luôn coi trọng yếu tố thứ hai hơn. Lý do đơn giản là vì có phạm vi nhưng sử dụng sai sẽ làm giảm điểm hơn. Đó là lý do tại sao tôi đã quyết định viết về độ chính xác trong bài viết trước. Nếu các bạn chưa đọc bài về độ chính xác, hãy đọc Phần 1: 5 bước để nâng điểm Ngữ pháp IELTS Speaking band 7 của tôi nhé!
Đối với những bạn đã đọc bài viết thứ nhất, trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ 3 mẹo, bắt đầu từ những mẹo hữu ích và dễ áp dụng nhất đến những mẹo khó hơn (không quá cần thiết) để cải thiện phạm vi ngữ pháp trong Speaking. Bắt đầu thôi!
1. Lý do cần mở rộng phạm vi sử dụng ngữ pháp?
Trong bảng mô tả của IELTS Speaking, một trong bốn yếu tố quan trọng để đánh giá điểm là sự linh hoạt và đúng đắn của cấu trúc ngữ pháp (Grammar Range & Accuracy).
- Band 4, 5: use only a limited range of structures (chỉ sử dụng hạn chế một vài cấu trúc câu)
- Band 6: use a mix of simple and complex sentence forms (sử dụng kết hợp câu đơn giản và phức tạp)
- Band 7, 8: use a variety of complex structures (sử dụng nhiều loại cấu trúc phức tạp)
Do đó, việc sử dụng ngữ pháp đa dạng trong phần thi Speaking sẽ giúp bạn đạt điểm cao hơn.
Sử dụng các cấu trúc ngữ pháp đa dạng, xen kẽ giữa các cấu trúc đơn giản và phức tạp một cách tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày cũng giúp bạn nói tiếng Anh một cách tự nhiên hơn và gần gũi hơn với cách giao tiếp của người bản xứ. Ngoài ra, việc sử dụng ngữ pháp phong phú cũng giúp bạn truyền đạt những ý tưởng phức tạp và thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ tiếng Anh, từ đó tạo dựng ấn tượng và sự tự tin hơn trong giao tiếp.
2. Những lời khuyên để mở rộng phạm vi ngữ pháp trong IELTS Speaking
Chú ý đến và áp dụng ngữ pháp trong câu hỏi IELTS Speaking
Bạn nghe và hiểu và sử dụng được các thì (tenses) trong câu hỏi của giám khảo, điều này chứng tỏ khả năng ngữ pháp rất rộng của bạn. Trong một số trường hợp, nếu cố gắng sử dụng các thì khác, có thể bị trừ điểm. Hãy xem xét các ví dụ sau đây.
Phần 1: Hãy nói về việc mất và tìm thấy.
1. Bạn thường mất đồ như thế nào?
2. Bạn đã từng mất một cái gì đó quan trọng chưa?
3. Bạn đã từng tìm thấy một thứ gì đó có giá trị trước đây chưa?
4. Nếu bạn mất điện thoại, bạn có thể làm gì?
Như bạn thấy, câu hỏi (1) sử dụng thì hiện tại đơn, trong khi các câu hỏi (2), (3), (4) yêu cầu các cấu trúc ngữ pháp khác nhau (quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành, câu điều kiện loại 2).
Do đó, thí sinh cần chú ý nghe và sử dụng các thì này đúng cách. Ví dụ, sử dụng thì hiện tại đơn trong câu (2) có thể dẫn đến bị trừ điểm!
★ Lưu ý: Với những câu hỏi hiện tại đơn, các bạn nên “double-tense” (sử dụng 2 thì: 1 thì hiện tại và 1 thì quá khứ / tương lai.)
Example:How often do you lose something?I occasionally misplace my belongings, I’d say once or twice a month. Last week I was looking everywhere for my Rolex Wristwatch before finding it in the living room below the coffee table.
Mẹo #2: Áp dụng những thì hiếm
Sử dụng những thì hiếm sẽ cho thấy khả năng sáng tạo trong việc sử dụng ngữ pháp của bạn. Vậy thì hiếm là gì? Ví dụ:
- Present perfect continuous (hiện tại hoàn thành tiếp diễn)
- Past perfect (quá khứ hoàn thành)
- Past perfect continuous (Quá khứ hoàn thành tiếp diễn)
- Future perfect (Tương lai hoàn thành)
Example:Part 2: Describe a time you did volunteer work.Last February, I volunteered to distribute food to the needy in my locality with 20 co-workers in my company, as I had been moved by an advertisement featuring thousands of unemployed people due to Covid-19. […]
Example:Part 3: What new teaching aids may students see in the future?I think that by 2050, there will have been a great replacement of human teachers by AI in virtual classrooms using both 3D printers and augmented reality to maximize learning for millions of students around the world.
Mẹo #3: Sử dụng đa dạng các cấu trúc ngữ pháp
Tiếng Anh không chỉ có các thì mà còn có nhiều cấu trúc ngữ pháp khác nhau. Như đã đề cập ở phần trước, một số loại câu sau đây thường được sử dụng và chính xác hơn ở band 7 – 8.
- Câu điều kiện
- Câu bị động
- Mệnh đề quan hệ
- Câu gián tiếp
Bạn có thể lập 1 checklist để xem bài nói mình có thể dùng những loại câu đó không nhé. Tóm lại, các tips bên trên đều có thể luyện tập bằng các bước mình đã nói ở Phần 1. Bạn chỉ cần áp dụng tầm 2-3 câu trong bài là được giám khảo ghi nhận rồi. Và for god’s sake, watch your grammar’s accuracy!
3. Các phương pháp luyện tập, cải thiện ngữ pháp khác nhau
3.1 Khám phá và lắng nghe đa dạng nguồn tiếng Anh
Nếu bạn không thường xuyên tiếp xúc với các tài liệu đọc, nghe tiếng Anh, hãy bắt đầu từ ngay hôm nay. Nhiều người nghĩ rằng: “Tôi phải thành thạo ngữ pháp mới có thể hiểu các tài liệu tiếng Anh”. Vì vậy, họ tự hạn chế và ít tiếp xúc với loại ngôn ngữ này hơn.
Để học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả hơn, hãy áp dụng ngược lại. Khám phá, lắng nghe các nguồn tiếng Anh đa dạng là cách để bạn nâng cao hiểu biết và sâu rộng về ngữ pháp. Hãy đọc bất kỳ tài liệu nào bằng tiếng Anh mà bạn yêu thích: sách, báo, tạp chí tiếng Anh; hoặc xem phim, nghe bản tin, podcast bằng tiếng Anh với các đề tài bạn quan tâm.
Để thêm phần hiệu quả, khi đọc và nghe, hãy ghi chú lại từ vựng và cấu trúc ngữ pháp mới. Một mặt, bạn sẽ hiểu được cách sử dụng ngữ pháp đã học và cách chúng được áp dụng trong thực tế. Mặt khác, bạn sẽ biết thêm nhiều cấu trúc ngữ pháp mới mà trước đó chưa từng biết đến.
3.2 Thực hành và ứng dụng ngữ pháp mới
Thay vì học xong rồi quên, hãy tập trung vào việc áp dụng những kiến thức đã học. Bạn có thể sử dụng các cấu trúc ngữ pháp mới để tham gia vào các cuộc hội thoại và thảo luận bằng tiếng Anh với giáo viên hoặc bạn bè.
Trong quá trình đó, hãy lắng nghe nhận phản hồi từ những người xung quanh để sửa chữa những lỗi ngữ pháp mà bạn đang mắc phải. Bạn cũng có thể áp dụng các cấu trúc ngữ pháp vào các bài thuyết trình hoặc tự ghi âm...
3.3. Xây dựng các mô hình câu và cụm từ mẫu
Đây là một cách “học theo mô hình” giúp bạn mô phỏng cách sử dụng ngữ pháp của người bản ngữ một cách tự nhiên và chính xác nhất. Trong quá trình đọc tài liệu hoặc xem phim bằng tiếng Anh, bạn nên chú ý những mẫu câu và cụm từ thường xuất hiện cùng nhau và trong ngữ cảnh nào. Hãy ghi chép kỹ lưỡng, đặc biệt là về ngữ cảnh sử dụng.
Khi thực hành, hãy cố gắng sử dụng cả câu hoặc cụm từ khi bạn gặp phù hợp. Với cách học này, bạn sẽ tránh được việc vận dụng ngữ pháp như “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, hay gặp phải những tình huống vận dụng không tự nhiên.