Bảo tàng Tôn Đức Thắng được thành lập nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Khi ghé thăm nơi này, du khách sẽ hiểu rõ hơn về cuộc đời của Bác Tôn - người con ưu tú của dân tộc miền Nam.
Bảo tàng Tôn Đức Thắng - điểm đến dành cho những người yêu thích lịch sử (Ảnh: sưu tầm)Trong vô vàn điểm du lịch ở Sài Gòn, Bảo tàng Tôn Đức Thắng luôn nằm trong danh sách những điểm đến được yêu thích nhất. Không gì tuyệt vời bằng việc nghe trực tiếp về những chiến công hào hùng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước!
1. Địa chỉ Bảo tàng Tôn Đức Thắng ở đâu?
Trong số các bảo tàng ở TP. HCM được ưa thích nhất, không thể không nhắc đến Bảo tàng Tôn Đức Thắng. Bảo tàng Tôn Đức Thắng nằm ở đâu? Đó là: số 5, đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (cách Thảo Cầm Viên chỉ khoảng 1.2km).
Cổng trước bảo tàng (Ảnh: sưu tầm)Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập, kiểm kê, bảo quản và trưng bày, giới thiệu với du khách những tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Đồng thời, nơi này cũng trình diễn cho du khách những hiện vật thể hiện tình yêu của toàn dân và bạn bè quốc tế dành cho Bác Tôn.
2. Khám phá về quá trình hình thành, phát triển và ý nghĩa của Bảo tàng Tôn Đức Thắng
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của bảo tàng
Bảo tàng Tôn Đức Thắng tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập nhằm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/1988). Ban đầu, bảo tàng được gọi là Nhà trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Vào ngày 13/8/1990, tên gọi được thay đổi thành Bảo tàng Tôn Đức Thắng.
Bảo tàng được lập ra để tưởng nhớ những đóng góp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Ảnh: sưu tầm)2.2. Ý nghĩa đặc biệt của Bảo tàng Tôn Đức Thắng
Trái ngược với Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tái hiện lịch sử của Sài Gòn xưa, Bảo tàng Tôn Đức Thắng tập trung vào việc giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Đây là nơi có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và tạo niềm tự hào dân tộc trong quần chúng và thế hệ trẻ Việt Nam.
Nơi này đóng góp vào việc giáo dục truyền thống yêu nước và tạo niềm tự hào cho thế hệ trẻ (Ảnh: sưu tầm)3. Hướng dẫn đường đến Bảo tàng Tôn Đức Thắng ở Quận 1
Nếu bạn có kế hoạch du lịch Sài Gòn trong 1 ngày , hãy đặt thời gian ghé thăm Bảo tàng Tôn Đức Thắng. Bảo tàng chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 17 km - không quá xa nên du khách có thể chọn nhiều phương tiện di chuyển khác nhau:
Du khách có thể chọn xe máy để khám phá Sài Gòn và đến thăm Bảo tàng Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Ảnh: sưu tầm)- Đi xe bus: Các tuyến xe bus đi qua Tôn Đức Thắng để đến bảo tàng là 02, 03, 12, 56, 88, 124;
- Đi xe máy: Sử dụng dịch vụ thuê xe máy theo ngày với mức giá từ 120.000 - 160.000 VNĐ/xe/ngày.
4. Giá vé và thời gian mở cửa của Bảo tàng Tôn Đức Thắng
Là một điểm chụp ảnh đẹp ở Sài Gòn, Bảo tàng Chủ tịch Tôn Đức Thắng thu hút sự quan tâm của rất nhiều thanh niên đến tham quan. Không chỉ thế, đây còn là nơi gặp gỡ của các cán bộ cách mạng và nhiều tầng lớp dân chúng yêu thích lịch sử.
Đây là điểm đến của mọi tầng lớp dân chúng (Ảnh: Sở Y tế TPHCM)Tuy nhiên, khi đến đây lần đầu, hầu hết du khách đều muốn biết về giờ mở cửa và giá vé tham quan bảo tàng ở Thành phố Hồ Chí Minh này. Thông tin chi tiết như sau:
- Thời gian mở cửa: 7:30 - 11:30 | 13: 30 - 17:00 (từ thứ 3 - chủ nhật hàng tuần)
- Giá vé: Miễn phí vào cổng
5. Những điều thú vị bạn có thể khám phá khi tham quan Bảo tàng Tôn Đức Thắng
Hiện tại, bảo tàng có 5 phòng trưng bày với tổng diện tích 700m2. Mỗi phòng trưng bày đều thể hiện sinh động về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn thông qua hơn 17.000 hiện vật cùng với nhiều hình ảnh, tư liệu lịch sử. Cụ thể, bảo tàng được chia thành các khu vực sau:
5.1. Phòng trưng bày về Bác Tôn và miền Nam
Nhân dịp kỷ niệm 35 ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (30/3/1980 - 30/3/2015) và kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2015), bảo tàng đã trưng bày các hình ảnh, tư liệu về chuyên đề “Bác Tôn với miền Nam”.
Các tác phẩm trưng bày đã giới thiệu cho công chúng những đóng góp to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, trong việc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước.
Trong phòng trưng bày với các hiện vật, hình ảnh về chuyên đề “Bác Tôn với miền Nam” (Ảnh: baotangtonducthang.vn)5.2. Phòng trưng bày những món quà dành cho Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Nhân dịp kỷ niệm 37 năm ngày Bác Tôn ra đi (30/3/1980 - 30/3/2017), bảo tàng trưng bày bộ sưu tập “Những món quà dành cho Chủ tịch Tôn Đức Thắng” gồm 50 hiện vật được bảo tàng Hồ Chí Minh tặng. Bộ sưu tập này không chỉ có giá trị về nội dung mà còn đa dạng về loại hình và chất liệu. Những món quà này thể hiện tình cảm của người dân và bạn bè quốc tế dành cho Chủ tịch Tôn.
5.3. Phòng trưng bày Bác Tôn và Quốc hội khóa I (1946 – 1960)
Nhân dịp kỷ niệm 36 năm ngày ra đi của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (30/3/1980 - 30/3/2016), nhân dân hướng tới ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, bảo tàng đã khai mạc chuyên đề trưng bày “Bác Tôn với Quốc hội khóa I (1946 - 1960)”.
Chuyên đề trưng bày “Bác Tôn với Quốc hội khóa I (1946 - 1960)” (Ảnh: baotangtonducthang.vn)Thể qua hơn 60 tư liệu, hình ảnh và hiện vật trưng bày, công chúng sẽ hiểu rõ hơn về những đóng góp của Bác Tôn trong vai trò Phó ban và Trưởng ban Thường trực của Quốc hội khóa I.
5.4. Thăm phòng tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại bảo tàng
Mặc dù không nằm trong số những địa điểm hot ở Sài Gòn dành cho giới trẻ, nhưng phòng tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng luôn thu hút sự quan tâm của du khách. Phòng được bài trí theo phong cách thờ cúng của Nam Bộ, với hai bức tranh sơn mài miêu tả cảnh nhà sàn - nơi Bác Tôn trải qua tuổi thơ.
Mỗi năm, vào các dịp kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng như các ngày lễ lớn của dân tộc, các lãnh đạo thành phố, quận huyện thường đến đây để dâng hương và tưởng niệm.
Phòng tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng được trang trí theo phong cách Nam Bộ (Ảnh: baotangtonducthang.vn)5.5. Thăm các phòng trưng bày thường trực tại bảo tàng
Trong viện bảo tàng, còn có 4 phòng trưng bày thường trực với các chủ đề sau:
Mô hình nhà sàn và các vật dụng sinh hoạt của Bác Tôn tại khu vực ATK - Việt Bắc (Ảnh:baotangtonducthang.vn)- Bác Tôn qua các tác phẩm nghệ thuật: Đây là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật được các nghệ nhân, tập thể thực hiện với sự tâm huyết, tái hiện chân dung Bác Tôn một cách sống động với nhiều loại chất liệu khác nhau. Những tác phẩm sử dụng vật liệu như hạt mè, hạt lúa, gốm sứ,... đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách tham quan;
- 15 năm tù Côn Đảo: Câu chuyện về 15 năm Bác Tôn trải qua trong nhà tù Côn Đảo (nơi được biết đến là “địa ngục trần gian”) là minh chứng cho ý chí kiên cường của một người chiến sĩ cách mạng;
- Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng: Phòng này trưng bày các tư liệu về các sự kiện quan trọng trong cuộc đời và hoạt động cách mạng của Bác Tôn;
- Bác Tôn tại khu vực ATK - Việt Bắc: Trưng bày mô hình nhà sàn và các vật dụng sinh hoạt hàng ngày của Bác Tôn khi ở và làm việc tại khu vực chiến đấu Việt Bắc. Hoạt động của Bác Tôn tại khu vực này liên quan chặt chẽ đến một giai đoạn lịch sử hùng vĩ của dân tộc trong thế kỷ XX.
Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày các chuyên đề mở rộng về cuộc đời và hoạt động của Bác Tôn như: Viên ngọc Côn Sơn, Bác Tôn trong lòng nhân dân thế giới, cuộc sống đời thường của Chủ tịch Tôn Đức Thắng,...
6. Những điều quan trọng cần nhớ khi tham quan Bảo tàng Tôn Đức Thắng
Giống như khi đến các bảo tàng khác ở Sài Gòn, khi ghé thăm Bảo tàng Tôn Đức Thắng, du khách cần lưu ý những điều sau đây:
Chọn trang phục lịch sự khi tham quan bảo tàng (Ảnh: hepza.hochiminhcity.gov.vn)- Bảo tàng không mở cửa vào ngày thứ hai hàng tuần;
- Bảo tàng miễn phí cả vé tham quan và phí gửi xe;
- Chọn trang phục lịch sự, dễ chịu khi thăm quan;
- Nếu bảo tàng đông người, nên tuân theo lộ trình để tránh tắc đường;
- Chú ý lắng nghe hướng dẫn của người hướng dẫn khi thăm quan;
- Giữ im lặng, tránh gây ồn ào, làm phiền người tham quan khác;
- Không mang thức ăn, nước uống hoặc chất cấm vào khu vực trưng bày;
- Đảm bảo vứt rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi;
- Tránh chạm vào hoặc làm hỏng các hiện vật trong bảo tàng.
Chỉ cần dành khoảng nửa ngày là bạn có thể thăm quan toàn bộ các phòng chuyên đề của Viện Bảo tàng Tôn Đức Thắng. Nếu có một chuyến du lịch dài ngày tại Sài Gòn, bạn hãy lựa chọn một địa điểm lưu trú có vị trí đẹp như Vinpearl Landmark 81, Autograph Collection để thuận tiện ghé thăm Bảo tàng Chủ tịch Tôn Đức Thắng và những điểm du lịch hấp dẫn khác như Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập, Phố Tây Bùi Viện, Chợ Bến Thành, Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Chùa Bửu Long,…
Vinpearl Landmark 81, Autograph CollectionKhông chỉ có vị trí đắc địa gần nhiều điểm du lịch nổi tiếng, Vinpearl Landmark 81, Autograph Collection còn có những điểm mạnh đặc biệt thu hút du khách. Đó là:
- Phòng nghỉ sang trọng với nội thất tinh tế, tầm nhìn ra sông Sài Gòn và toàn cảnh thành phố đẹp như tranh vẽ;
- Hệ thống tiện nghi đỉnh cao: Bể bơi rộng 120m2, 3 nhà hàng và quầy bar sang trọng, spa tiêu chuẩn 5 sao,...
Nếu bạn muốn tìm hiểu về lịch sử, về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng hào hùng của Chủ tịch Tôn, hãy đến Viện Bảo tàng Tôn Đức Thắng! Mỗi bức tranh, tư liệu, hiện vật tại đây như cùng châm lửa trong lòng mỗi người - ngọn lửa sáng cháy của niềm tự hào dân tộc.