Những trận mưa lớn gây ngập các tuyến phố. Việc lái ô tô không chỉ gặp hiện tượng thủy kích mà còn tiềm ẩn nguy cơ hỏng hóc nếu không cẩn thận và áp dụng biện pháp phòng ngừa.
Các bộ phận ô tô dễ bị hư hỏng khi ngập nước
Hộp số
Hộp số, đặc biệt là hộp số ly hợp kép, rất dễ bị hư hỏng do nước mưa. Khi ô tô ngập nước, hộp số có thể không hỏng ngay nhưng nếu không được bảo dưỡng, sẽ bị han gỉ, kẹt số, thậm chí hỏng cả hộp điều khiển.
Động cơ xe
Kinh nghiệm để tránh hư hỏng nặng khi lái xe trong điều kiện mưa ngập.
Khi ô tô đi vào đường ngập, nếu tài xế cố khởi động xe, piston sẽ đẩy lên và hút nước vào, dẫn đến hiện tượng chết máy đột ngột.
Những tài xế thiếu kinh nghiệm lái xe thường cố gắng khởi động lại xe khi xe chết máy ở vùng ngập sâu, làm nước tràn vào buồng đốt, gây hỏng hóc nghiêm trọng như cong hoặc gãy tay biên.
Hệ thống điện và nội thất
Hệ thống điện trên xe bị ảnh hưởng lớn khi tiếp xúc với nước mưa. Nước mưa tràn vào nội thất không chỉ gây hỏng các thiết bị điện tử, đèn chiếu sáng, âm thanh mà còn làm giảm chất lượng của lớp da bọc ghế và thảm trải sàn.
Xem thêm: Những thay đổi mới về học, thi và sử dụng giấy phép lái xe từ 1/6/2024
Đèn pha
Một số loại xe có độ kín không tốt, nước mưa có thể lọt vào đèn pha gây hiện tượng đọng sương bên trong. Vì vậy, sau khi di chuyển dưới mưa, bạn nên bật đèn pha trong 10 phút để kiểm tra. Nếu thấy có sương đọng, hãy đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và khắc phục.
Nếu ô tô lỡ vào đường ngập sâu, tài xế cố gắng khởi động xe để tiếp tục hành trình.
Ngoài các bộ phận trên, sau mỗi mùa mưa bạn cần kiểm tra và bảo dưỡng thêm một số bộ phận như thước lái, cần gạt nước, dây cu-roa, hệ thống phanh, gầm xe, lốp xe,... vì những bộ phận này dễ bị nước mưa xâm nhập, gây hư hỏng, rỉ sét, và oxy hóa.
Kinh nghiệm tránh hư hỏng nặng khi lái xe trong mưa
Theo lời khuyên từ các tài xế giàu kinh nghiệm, cách an toàn nhất khi thấy nước mưa dâng cao là chọn lộ trình khác an toàn hơn.
Trong tình huống không thể tránh, bạn vẫn có thể cho xe đi tiếp nhưng cần đánh giá kỹ lưỡng, đặc biệt khi lái xe gầm thấp. Chỉ nên lái qua đoạn đường ngập khi điểm ngập sâu nhất chỉ đến nửa bánh xe.
Khi di chuyển trên đường ngập nước, bạn nên chạy xe ở số thấp, tắt điều hòa, giữ ga đều, không tăng giảm ga đột ngột. Giữ khoảng cách với xe xung quanh và tránh chạy gần xe lớn hoặc xe ngược chiều để không bị sóng nước tràn vào xe.
Nếu ô tô bị ngập nước, tốt nhất là gọi cứu hộ, không cố khởi động lại xe để tránh thủy kích và chi phí sửa chữa cao. Nếu nước vào nội thất, cần vệ sinh và làm khô sớm để loại bỏ chất bẩn và mùi hôi.
Nguồn ảnh: Internet