Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 11 hiểu rõ kiến thức về một số quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.
Luyện tập Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 10
Luyện tập 1
Em đồng tình với ý kiến của C hay T trong tình huống dưới đây? Vì sao?
Tình huống: Trong buổi thảo luận nhóm về các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, B đặt vấn đề: Theo ý kiến của các bạn, làm thế nào để thực hiện luật về bình đẳng giới?
- C phát biểu: Theo quan điểm của tôi, các chàng trai có thể thực hiện luật về bình đẳng giới bằng cách hỗ trợ cha mẹ kiếm tiền để chăm sóc gia đình, còn các cô gái có thể làm điều này bằng cách giúp đỡ mẹ trong công việc nhà.
- T phát biểu: Theo tôi, dù là nam hay nữ, chỉ cần chia sẻ trách nhiệm gia đình với ông bà, cha mẹ phù hợp với khả năng của mỗi người là đã thực hiện luật về bình đẳng giới.
Gợi ý giải đáp
- Đồng ý với ý kiến của bạn T. Vì: theo quy định của pháp luật: Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình...
Luyện tập 2
Em hãy cho biết mỗi biện pháp được nêu trong thông tin dưới đây nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực nào? Vì sao?
a. Bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
b. Quy định tỉ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động.
c. Quy định tỉ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo.
d. Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật
Gợi ý đáp án
- Thông tin a. Biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
- Thông tin b. Biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
- Thông tin c. Biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Thông tin d. Biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.
Luyện tập 3
Em hãy cho biết, quy định pháp luật dưới đây được ban hành nhằm xử phạt chủ thể vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào? Vì sao?
Khoản 3, 4 Điều 9 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 18 - 12 - 2021 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới quy định.
“3/ Phạt tiền từ 2 000 000 đồng đến 3 000 000 đồng đối với hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lí do giới tính.
4/ Phạt tiền từ 5 000 000 đồng đến 10 000 000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây.
a) Vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lí do giới tính;
b) Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lí do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ...”
Gợi ý đáp án
- Quy định của Khoản 3, 4 Điều 9 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP nhằm xử phạt các cá nhân vi phạm luật bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bởi:
+ Ai vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lí do giới tính có thể bị phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng;
+ Ai vận động, ép buộc nhiều người nghỉ học vì lí do giới tính hoặc từ chối tuyển sinh đối với người đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lí do giới tính hoặc do mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ có thể bị phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
Luyện tập 4
Em hãy đánh giá hành vi của các cá nhân trong những trường hợp dưới đây
Trường hợp a. T có một em gái, mẹ là giáo viên và bố là doanh nhân. Hằng ngày, mọi việc trong nhà đều do mẹ và em gái thực hiện. Chỉ vào những dịp như Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3 hoặc ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20 - 10, bố và T mới cùng nhau suy nghĩ về việc mua hoa, tặng quà và chia sẻ công việc gia đình với mẹ và em gái.
Hành vi của T và bố T có tuân thủ đúng quy định về bình đẳng giới của pháp luật không? Tại sao?
Trường hợp b. Bố A làm việc trong một công ty may mặc. Bố yêu thương, quan tâm A và em gái của mình. Bố thường xuyên nhắc nhở A không được phân biệt đối xử với em và cùng bố mẹ tham gia vào các công việc trong nhà.
Hành vi của bố A có tuân thủ đúng quy định về bình đẳng giới của pháp luật không? Tại sao?
Trường hợp c. Công ty D tuyển dụng lái xe taxi. Chị K nộp hồ sơ ứng tuyển nhưng bị từ chối bởi công ty với lý do chị là phụ nữ, đã từng làm việc và sinh con. Họ cho rằng việc chăm sóc con nhỏ sẽ gây ảnh hưởng đến công việc của chị.
Việc Công ty D từ chối nhận hồ sơ dự tuyển của chị K có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?
Gợi ý đáp án
- Trường hợp a. Hành vi của T và bố T không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về bình đẳng giới. Vì theo quy định của Luật Bình đẳng giới năm 2006 thì bố T và T có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình với mẹ và em gái hàng ngày, không chỉ vào những ngày đặc biệt như 8 - 3 và 20 - 10.
- Trường hợp b. Hành vi của bố A tuân thủ đúng pháp luật về bình đẳng giới. Vì bố A không chỉ yêu thương, quan tâm chăm sóc cho cả hai anh em A mà còn thường xuyên nhắc nhở A không được phân biệt đối xử với em và cùng bố mẹ tham gia vào các công việc trong nhà.
- Trường hợp c. Việc Công ty D từ chối nhận hồ sơ dự tuyển của chị K là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Vì Công ty D đã từ chối tuyển dụng người lao động thuộc giới tính nữ và theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP thì Công ty D có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Luyện tập 5
Em hãy đưa ra cách giải quyết cho các tình huống sau:
Tình huống a. Có một trường hợp là C, bố là bác sĩ và mẹ là doanh nhân. Dù bận rộn với công việc ở bệnh viện, bố C luôn chia sẻ việc nhà với vợ và con. Khi thấy bố làm việc nhà, bà nội của C không hài lòng vì nghĩ rằng đó không phải là việc của đàn ông.
Nếu là C, em sẽ thuyết phục bà nội như thế nào để bà có thể đồng ý và ủng hộ việc của bố?
Tình huống b. Bố mẹ M muốn mua căn hộ mới rộng rãi và tiện nghi hơn. Tuy nhiên, bố muốn ở trong khu đô thị trong khi mẹ muốn ở ngoại ô. Mẹ M quyết định tự mua nhà mà không cần sự đồng thuận của bố.
Nếu là M, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào để đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình?
Tình huống c. Gia đình H là dân tộc thiểu số theo phong tục mẫu hệ. Khi chị gái H lập gia đình, anh rể về sống cùng với gia đình H. Sau 10 năm, anh rể đề nghị ly hôn. Tòa án tuyên bố mẹ H phải chia cho anh rể một phần tài sản tương xứng với công sức anh đã đóng góp trong 10 năm. Tuy nhiên, khi anh rể yêu cầu chia tài sản, bố mẹ H từ chối với lý do theo phong tục, anh rể là người chủ động ly hôn nên không được chia tài sản.
Nếu là H, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào để họ thực hiện đúng quyết định của Tòa án nhân dân?
Gợi ý đáp án
Đang cập nhật
Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 10
Viết bài chia sẻ một trải nghiệm cụ thể của em liên quan đến việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình hoặc trong trường học.
Gợi ý đáp án
Đang cập nhật