Thánh điển Ấn Độ giáo |
Thiên khải (sa. śruti)
Thánh truyền (smṛti)
|


Kinh Vệ-đà, hay Phệ-đà (tiếng Phạn: वेद; tiếng Anh: Veda), được coi là nền tảng của giới Bà La Môn và là nguồn gốc của nền văn minh Ấn Độ. Véda có nghĩa là 'tri thức'. Kinh chứa các bản tụng ca tôn vinh các vị thần như thần lửa, thần núi, thần sông, và chủ yếu ca ngợi vẻ đẹp huyền bí và rực rỡ của vũ trụ.
Bộ kinh bao gồm nhiều phần gọi là sambitâ, được chia thành bốn tạng
- Rig Véda: Gồm gần mười quyển với 1028 bài tụng, bài cổ nhất từ thế kỷ 15 trước Công nguyên và gần nhất vào thế kỷ 10 trước Công nguyên. Các thần được tôn vinh nhiều nhất là Indra, Varuna, và Agni.
- Sâma Véda: Bao gồm 585 khổ thơ, tương ứng với các giai điệu dùng trong các tụng ca hiến tế.
- Yajur Véda: Chứa các công thức nghi lễ cho các nghi thức khác nhau như dâng trăng tròn, trăng mới, vong nhân, thần lửa, và các mùa.
- Atharva Véda: Phát triển các ý nghĩa của ba bộ kinh kia, với các bài thuyết giáo mang tính thực tiễn và triết học. Atharva Véda, lấy tên từ các tư tế Atharvan, bao gồm các câu phù chú ma thuật và trừ ma yểm quỷ.
Trong Rig Véda, có nhắc đến những người tự cho mình là 'vượt trội khỏi cõi trần' (yogin, du-già sư). Họ uống soma để đạt trạng thái xuất thần, tự coi mình là thần thánh và tin rằng mình được ban quyền năng thiên nhiên.
Tư tưởng Vệ Đà chuyển từ Đa thần sang Nhất thần, rồi từ Nhất thần đến triết học qua ba thời đại: Vệ Đà Thiên Thư (Veda), Phạm Thư (Brahman), và Áo Nghĩa Thư (Upanishad).
Thời kỳ Vệ Đà kéo dài từ khoảng 1200 năm trước CN đến 800 năm sau CN, là giai đoạn dài với nhiều phát triển và thay đổi. Người Aryan từ Âu-Ấn đến tiểu lục địa Ấn Độ, hình thành một xã hội dựa trên tôn giáo với giới tu sĩ Bà La Môn đứng đầu.